1 trong 3 lĩnh vực đột phá được tập trung triển khai nhằm tạo chuyển biến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2019 là phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, đồng thời bảo tồn, đầu tư phát triển có hiệu quả những loại cây dược liệu, nhất là dược liệu dưới tán rừng; có chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum, đẳng sâm Kon Tum và các sản phẩm đặc hữu khác.
Hơn 20ha cà phê thiếu nước tưới, khoảng 1,2ha lúa khô cháy, hơn 70 giếng nước đã cạn kiệt… là thực trạng tình hình hạn hán diễn ra tại xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy). Vì vậy, cấp uỷ đảng, chính quyền và người dân xã Hơ Moong đang dồn sức cho việc chống hạn nhằm bảo đảm sản xuất và cuộc sống của người dân tại địa phương.
Trước đòi hỏi của sự phát triển kinh tế-xã hội, UBND tỉnh có Quyết định số 1392/QĐ-UBND ngày 12/12/2018 ban hành Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Đây được xem là “đòn bẩy” tạo ra giá trị gia tăng các sản phẩm lợi thế ở địa phương và góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới.
Sản xuất, kinh doanh điện là một trong những ngành sản xuất quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế khác và nhu cầu đời sống sinh hoạt của con người, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, những năm qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tỉnh ta đã tập trung đầu tư nhằm từng bước xoá những “vùng lõm, vùng trắng” về điện.
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, công tác giảm nghèo của tỉnh ta trong thời gian qua đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh mới hàng năm còn cao (năm 2017 là 2.095 hộ, năm 2018 là 1.739 hộ); có 4/10 huyện/thành phố là Kon Rẫy, Đăk Glei, Đăk Hà và Ia H’Drai chưa đạt mục tiêu đề ra; cần phải có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ hơn nữa của cả hệ thống chính trị và ý thức vươn lên của người nghèo.
Đi dọc Tỉnh lộ 675 từ thị trấn Sa Thầy đến xã Sa Nhơn, giữa cái nắng chói chang và nóng hầm hập, thi thoảng chúng tôi bắt gặp những vườn cà phê, cây ăn quả được người dân áp dụng hình thức tưới tiết kiệm.
Theo Quyết định số 12/QĐ-HĐQT của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, kể từ ngày 1/3, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 lên 100 triệu đồng/hộ, không phải bảo đảm tiền vay; đồng thời, nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của các đối tượng đầu tư dài hạn. Đây thực sự là cơ hội bứt phá cho nhiều gia đình nghèo.
Thời gian qua, nhiều hội viên, nông dân xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) đã cải tiến lại hệ thống tưới phun mưa tự động và áp dụng bộ châm phân bón tự động Venturi của Israel vào trồng cà phê cùng các cây ăn trái khác. Qua đó, đã giảm sức lao động và tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Ngày 26/3, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký các Quyết định 164 và 165/QĐ-UBND công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy và xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum.
Ngày 16/2/2017, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 83/QĐ-UBND công nhận xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2016 theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, Đăk Kan tiếp tục nỗ lực vươn lên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của địa phương nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.
Trong nhiều năm qua, phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Huyện đoàn Kon Rẫy triển khai sâu rộng, tạo điều kiện thuận lợi giúp đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua, huyện Sa Thầy tích cực vận động, hỗ trợ người dân triển khai các mô hình trồng cây dược liệu; đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy mô hình này còn khá mới mẻ, nhưng thực tế cho thấy đây là hướng đi hợp lý, góp phần giúp người dân tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển.
Những năm cuối của thế kỷ XX, cũng như bao người dân từ Kinh Môn (Hải Dương) vào thôn Kon Tu Pêng (xã Pô Kô, huyện Đăk Tô) đi lập nghiệp, từ không một đồng vốn lận lưng, nay vợ chồng anh Nguyễn Văn Nhẫn, 41 tuổi có thể tự hào với mọi người vì những gì làm được từ chính bàn tay và khối óc của mình…
Xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu, từng bước góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội của xã Đăk Pék (huyện Đăk Glei) đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung mọi nguồn lực để tuyên truyền, vận động người dân tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, từng bước giảm nghèo bền vững...
Đề án Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã xác định “Tạo hình ảnh điểm đến, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Kon Tum; xây dựng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, có chất lượng; phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh…, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể...”. Để đạt mục tiêu này, đưa du lịch trở thành một trong số ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo hướng phù hợp và hiệu quả là vấn đề cần quan tâm.
Mặc dù tỉnh ta chưa xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi và các ngành chức năng cũng đã khuyến cáo loại bệnh này không lây sang người, song sức mua các sản phẩm từ thịt lợn trên thị trường vẫn giảm. Người dân lo lắng, thờ ơ, thịt lợn ế ẩm, người bán than thở trong suốt những ngày gần đây.
Từ tiền dịch vụ môi trường rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô tăng cường giao khoán rừng cho cộng đồng, nhóm hộ, người lao động và phối hợp với các ngành kiểm soát có hiệu quả tài nguyên rừng; đồng thời phát huy hiệu quả chính sách phát triển sâm Ngọc Linh.
Theo Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 5/7/2018 của UBND tỉnh Kon Tum, danh mục 15 dự án phát triển theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn đã được xác định. Vừa là mục tiêu được phấn đấu thực hiện, các chuỗi giá trị này vừa tạo động lực thúc đẩy nâng cao giá trị nông sản, hình thành và phát triển thương hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và bà con nông dân.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ, ngày 10/1/2019, UBND tỉnh có Quyết định số 31/QĐ-UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện 3 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, trong đó phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác gắn với xây dựng liên kết chuỗi giá trị và phát triển thương hiệu... được đặt lên hàng đầu.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7/2019 là hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu cà phê, cùng một số mặt hàng, món ăn đặc sản của người dân các tỉnh Tây Nguyên. Trong chuỗi các hoạt động ấy, tỉnh Kon Tum có một số đơn vị sản xuất, chế biến cà phê tham gia trưng bày sản phẩm cà phê và một số cơ sở khác đem đến món ẩm thực, những sản vật từ núi rừng Ngọc Linh và đã tạo được nhiều ấn tượng trong lòng khách gần xa…
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.