Dịp Tết, nhu cầu mua sắm hàng hóa phục vụ tiêu dùng của người dân rất lớn, làm thị trường hàng hoá trở nên sôi động hơn. Vào thời điểm này, một số tư thương, cơ sở kinh doanh lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại, tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc nhằm trục lợi. Cục Quản lý thị trường Kon Tum đang mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, nhằm đảm bảo ổn định thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Tỉnh ta có số lượng mặt hàng đặc sản phong phú và đa dạng, được nhiều người ưa thích. Vào dịp Tết Nguyên đán, các mặt hàng thực phẩm đặc sản càng được bán buôn sôi động và đắt khách hơn bao giờ hết.
Thành phố Kon Tum vừa phát hiện các ổ bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn heo tại 5 thôn, tổ dân phố trên địa bàn 4 xã, phường của thành phố gồm: Vinh Quang, Trường Chinh, Đoàn Kết, Ngô Mây với tổng số 112 con heo của 5 hộ gia đình mắc bệnh. Qua kiểm tra, kiểm soát của chính quyền địa phương và các ngành chức năng, đến nay, toàn thành phố đã có 66 con heo bị tiêu hủy.
Chiều 6/1, Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố Kon Tum phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, UBND các xã/phường Vinh Quang, Trường Chinh, Đoàn Kết tiến hành tiêu hủy 66 con heo bị dịch bệnh lở mồm long móng.
Sáng 6/1, ông Nguyễn Văn Điệu - Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum triệu tập cuộc họp khẩn với lãnh đạo các xã, phường và các phòng, ban liên quan của thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc xảy ra trên địa bàn.
Còn hơn một tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, vào những ngày này không khí mua bán tại các chợ, cửa hàng, siêu thị cũng đã bắt đầu rộn ràng. Cùng với sức mua tăng thì giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu có dấu hiệu nhích lên.
Khi một nhà đầu tư có ý định tìm kiếm cơ hội phát triển tại một địa phương, việc mà họ quan tâm nhất là quỹ đất sạch, họ sợ “nhập nhằng” chuyện đất đai lắm. Vậy chúng ta đã tạo nên quỹ đất sạch để thu hút họ chưa? Câu hỏi của Chủ tịch UBND tỉnh- Nguyễn Văn Hòa tại phần thảo luận ở kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XI làm nhiều người trăn trở...
Trước thềm năm mới 2019, chúng tôi có dịp về thăm huyện Kon Rẫy. Đi trên Quốc lộ 24 đoạn từ xã Đăk Ruồng đến xã Tân Lập, đâu đâu chúng tôi cũng thấy một nông thôn miền núi khởi sắc với những ngôi nhà tầng kiến trúc hiện đại mọc lên xen lẫn những vườn đồi trĩu quả. Hỏi ra mới biết, đến nay, hai xã này đã triển khai thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nên dường như, mùa xuân năm nay đã đến sớm hơn trên quê hương Kon Rẫy.
Trong 2 ngày 1-2/1, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Ngọc Hồi phối hợp UBND xã Bờ Y tiến hành tiêu hủy 1.886 con gia cầm của 2 hộ: Đỗ Văn Roanh và Đỗ Văn Trường, đều trú tại thôn Ngọc Hải, xã Bờ Y do nhiễm virut cúm A/H5N6.
Với chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị, hỗ trợ về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất ban đầu, quy trình sản xuất tiên tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm... thành phố Kon Tum tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế hợp tác, chủ yếu là hợp tác xã (HTX) phát triển. Ðây là hướng đi đúng đắn để thành phố phát triển kinh tế tập thể bền vững, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.
Trong những năm qua, nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đã giúp cho nhiều hội viên nông dân trong tỉnh có thêm động lực và điều kiện để xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, góp phần giúp hội viên tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Thời gian qua, Hội Nông dân Tu Mơ Rông đẩy mạnh hoạt động phối hợp với ngành chức năng giúp đỡ người nông dân phát triển sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo các cấp Hội Nông dân trên địa bàn thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần nâng cao đời sống người nông dân và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương…
3 năm qua, tỉnh Kon Tum đã tập trung nhiều nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Giảm nghèo theo phương pháp giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Qua triển khai thực hiện Đề án đã tạo cơ hội cho người nghèo được tiếp cận các nguồn lực phát triển kinh tế, tăng hưởng thụ các dịch vụ văn hóa - xã hội, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch của hộ nghèo về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các nhóm dân cư trên địa bàn tỉnh.
Với nhiều cách làm hay, hoạt động thiết thực như xây dựng con đường hoa, thành lập các mô hình như “Biến rác thành tiền”, “Thu gom rác thải”; hỗ trợ giúp phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế…, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã tích cực chung sức, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, tỉnh ta thể hiện quyết tâm lớn về đầu tư phát triển địa phương, mạnh dạn đưa ra những định hướng mới trong phát triển kinh tế - xã hội, tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư… nhằm tạo nên “hấp lực” để thu hút đầu tư, tạo đà cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ.
Năm 2018, trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành; tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh tiếp tục duy trì ổn định và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Phát huy tác động tích cực từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tỉnh ta tăng cường giao đất, giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng để góp phần giúp người dân sống gần rừng nâng cao đời sống và nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên rừng.
Năm 2018, mặc dù sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, song nhờ các giải pháp tháo gỡ kịp thời của Trung ương và tỉnh, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nên hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì sự ổn định và gặt hái được những kết quả quan trọng. Sản xuất công nghiệp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.