Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2023. Nói lời tạm biệt năm cũ để bước vào năm mới với bao mơ ước, hy vọng, bao suy tư, ngẫm nghĩ về những cái đã qua, để hướng về phía trước.
Những tờ lịch vơi dần. Mới ngày nào còn trịnh trọng treo bloc lịch mới dày cộp lên tường, mà nay chỉ còn lại tờ cuối cùng mỏng manh và đơn lẻ. Một năm mới lại đến.
Tôi bất ngờ nhận được một lá thư, hai chữ “A Vét” đề ngoài phong bì dù khá nghệch ngoạc lại làm tôi xúc động. Vậy là A Vét đã giữ đúng lời hứa rằng sẽ tự tay viết cho tôi một lá thư khi “cây bút đã theo tay mình”.
Những cây sâm Ngọc Linh giống mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng hộ đồng bào DTTS nghèo không chỉ đem lại cho họ cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu, mà còn mang nặng nghĩa tình của Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ.
Có ai từ Măng Đen về tầm này, thể nào hắn đều thăm hỏi, mai anh đào nhiều nụ không, bao giờ mới khai hoa, bao giờ mới nở rộ nhỉ? Mà cũng lạ thật đấy, chẳng biết tự bao giờ mai anh đào lại khiến hắn nao lên nôn nóng ngóng chờ.
Tôi hào hứng nhận “nhiệm vụ” đưa người cựu chiến binh già, bạn đồng ngũ của chú ruột tôi, nay là chủ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái ở Đà Nẵng, lên Tu Mơ Rông.
Những ngày này trời trở lạnh. Sáng dậy đi làm phải xuýt xoa quấn thêm cái khăn len vào cổ. Đi qua ngôi nhà quét vôi vàng nhạt đầu xóm, thấy chị chủ nhà bưng nia củ kiệu ra phơi, chợt thấy lòng mình như có sóng, gợn lên miên man niềm thương nhớ.
Hôm nay làng mở hội mừng nhà rông mới, bao nhiêu là công việc khiến ai nấy đều tất bật. Cánh đàn ông phân công nhau, nhóm này bận bịu với việc dựng cây nêu, nhóm kia mổ heo chuẩn bị lễ vật cúng thần linh. Phụ nữ thì vào rừng, lên rẫy hái lá chua, lá mì, lấy đọt mây về để chế biến các món ăn. Đội chiêng xoang của làng cũng lo tập lại bài chiêng xoang mừng nhà rông mới cho thành thục. Không khí ngày hội ở làng thật rộn ràng.
Không như ở miền Bắc gió lạnh đi cùng hanh khô, không như miền Trung cái lạnh càng thêm tái tê bởi ướt sũng theo những cơn mưa dầm dề, ngày đông ở cao nguyên theo những cơn gió lạnh như tiết ra từ những dãy núi cao thâm u cóng buốt. Nhưng chỉ cần bước qua bậc cửa ngôi nhà sàn, hơi ấm không chỉ lan tỏa từ những ánh lửa hồng mà còn cả không khí ấm cúng sum vầy, từ nụ cười đôn hậu của mẹ đang lúi húi bên khung cửi, từ giọng con trẻ líu lo, rộn ràng bên những trái bắp nướng thơm lừng.
Gã mê mẩn ngắm hàng hiên rộng rãi với những cây cột lên nước đen bóng; bộ cửa gỗ hai cánh bị đạn, mảnh pháo găm thủng lỗ chỗ mà thầm thấy mình may mắn.
Mấy ngày nay, nhóm bạn học từ thời cấp I của tôi náo nức chia sẻ tờ báo tường của trường cũ do các em học sinh tự tay thiết kế, trình bày để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ngắm nhìn “tờ báo” ấy, lại rưng rưng nhớ về những ngày chộn rộn, náo nức đã xa.
Thành thói quen, sau giờ dạy, thầy giáo trẻ thường đứng trên hiên nhìn đám học trò tung tăng chạy nhảy ngoài sân trường như tìm lại bóng dáng của chính mình mấy chục năm trước. Lần nào cũng vậy, thấy cậu học trò thấp bé nhất lớp không nô đùa cùng các bạn, đứng nép vào góc tường, gương mặt chẳng rõ là vui hay buồn, chỉ biết cúi xuống nhìn đôi bàn chân lấm lem, ngón chân di đi di lại trên nền đất là lòng thầy trào dâng niềm xúc động.
Quà tặng ngày 20/11, dù là bó hoa hay phong bì, nếu được trao tới thầy cô giáo- những người đã dạy dỗ, chăm sóc con em mình- với lòng biết ơn và sự chân thành thì đều đáng quý.
Tháng Mười Một đến, kỳ lạ thay, không chỉ đơn giản là sự dịch chuyển thời gian, mà còn đem đến sự chuyển đổi của không gian, vạn vật và xao động tâm tư trong mỗi người trước dùng dằng mưa nắng.
Khi mùa khô đến với Tây Nguyên, cũng là lúc bà con nông dân nơi đây hối hả vào vụ thu hoạch lúa mùa. Ngắm đồng lúa chín vàng rộng mênh mông ở thành phố Kon Tum hay trên những thửa ruộng bậc thang trải khắp sườn đồi ở Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đăk Glei…, cùng không khí lao động hăng say, rộn vui của bà con nông dân, mà nhớ những ngày mùa khi còn ở quê với đầy ắp kỷ niệm thân thương.
Hắn thích múa xoang. Mỗi khi về làng có tổ chức nối vòng xoang, hắn chẳng ngại ngần, thể nào cũng hồn nhiên tay vung, chân bước điệu xoang trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng cồng chiêng lúc trầm, lúc bổng, lúc vang xa như dội vào vách ngọn núi sừng sững bên làng.
Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thường là thời điểm diễn ra hội trường, hội lớp. Dù đã xa mái trường thân yêu rất nhiều năm rồi, chị và các bạn của mình vẫn giữ thói quen đợi đến ngày hội ngộ.
Chớm Đông, trời về chiều lành lạnh, tự nhiên thấy nhớ quê, nhớ nhà da diết. Đang lăn tăn chưa biết ăn món gì thì đứa bạn đồng hương rủ đi ăn bánh cuốn, nó hớn hở nhận lời ngay.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.