• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Hoa nắng

14/05/2024 06:00

Rực rỡ hơn cả nắng, những chùm hoa osaka vàng tươi thắp sáng cả một con phố, gợi nhớ bao ký ức tưởng chừng đã xanh rêu ở xó xỉnh nào đó trong tâm hồn chai sạn.

Những ngày này, trên tuyến phố Lê Hồng Phong (thành phố Kon Tum), đoạn đối diện với Bưu điện tỉnh, nay đặt Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, các gốc osaka cứ rực lên dưới nắng.

Có cây từng chùm hoa vàng còn lấp ló trong cành tán lá xanh. Có cây nở bung viên mãn, khó mà tìm thấy chiếc lá nào, chỉ cành cong bông trĩu. Dù vậy đi dưới hoa vẫn thấy cái nắng như dịu hẳn đi.

Cứ như gã biết thì osaka còn được gọi bằng một số tên khác như lồng đèn, muồng hoàng yến, bò cạp vàng. Là một trong những loài cây gỗ có tán rộng, không quá cao, phát triển nhanh, hoa đẹp nên osaka thích hợp làm cây bóng mát trên hè phố, công viên.

Gã không biết những cây osaka này được trồng ở đoạn phố này từ bao giờ, chỉ nhớ rằng, đã nhiều mùa Hè qua, mỗi khi đi qua nơi này, gã luôn bị hút hồn bởi những gốc osaka nở hoa.

Và thể nào gã cũng dừng lại ngắm những chùm hoa đang nhuộm vàng cả tán cây, như đứa trẻ trên đường đi tới lớp học hè dừng lại ngó nghiêng một cánh diều. Nắng càng đẹp, osaka càng nở rộ, màu vàng càng tươi.  

Những gốc osaka nở rộ như quầng hoa nắng trên đường Lê Hồng Phong (thành phố
Kon Tum).
Ảnh: T.H

 

Hôm nay cũng vậy, lang thang chán, gã lại dừng xe dưới mái hiên tạm trốn cái nắng ban trưa hừng hực trên đầu. Khô hạn đang ở đỉnh điểm. Vài cơn mưa dông không đủ làm đất trời bớt khô khát nhưng cũng tắm mát cho những gốc cây osaka cằn cỗi, thúc giục chúng bung hoa.

Uốn éo cái lưng đã cứng lại sau hơn tiếng đồng hồ chạy xe máy, rồi ngẩn ngơ nhìn khoảng trời tràn ngập hoa osaka trên đầu. Những ngôi nhà mệt mỏi thiu thỉu giấc ngủ trưa. Năm ba đứa nhỏ trốn ngủ trưa đùa nghịch dưới bóng cây, bóng hoa. Thỉnh thoảng, những cánh hoa rụng xuống đậu trên tóc, trên áo như điểm vàng.

Mấy bà mấy chị bày bán hàng bên đường vừa quạt vừa than sao trời nắng quá chừng, rồi quay sang giận dỗi kêu lên “nắng vầy mà mấy gốc cây này vẫn nở hoa tưng bừng chi không biết”.

Đúng là “giận cá chém thớt mà”- gã nhìn những đốm vàng chấp chới, trông như chùm đèn lồng được kết thành từ những cái đèn lòng nhỏ xíu, thấy buồn cười với ý nghĩ “con nít” của mình. 

Tiếng còi, tiếng động cơ xe máy và cái nóng hầm hập không làm gã rời mắt khỏi chùm hoa vàng tươi rủ xuống như quầng hoa nắng.

Có một lần, bạn ở xa khoe rằng “Ở đây đang vào mùa hoa muồng hoàng yến. Ông nhớ gốc muồng hoàng yến ở sân khu giảng đường không? Nay nó vẫn khỏe, vẫn nở hoa đều và rực rỡ mỗi khi hè tới. Mà ở trong ấy có hoa này không ấy nhỉ”.

Vài cây osaka mới bắt đầu bung hoa. Ảnh: TH

 

Gã không phân bua, chỉ lặng lẽ chạy ra phố và chụp hàng chục bức ảnh hoa osaka, mà ngoài Bắc gọi là muồng hoàng yến, đang nở rộ gửi cho bạn.

Xem xong những bức ảnh ấy, bạn trả lời: Thật là đẹp. Không ngờ hoa muồng hoàng yến ở phố núi lại đẹp đến vậy. Phải chăng nắng và gió cao nguyên làm hoa đẹp hơn, rực rỡ hơn.

Gã lặng lẽ cười. Bởi câu hỏi của bạn cũng gợi lên trong gã nỗi nhớ về một thời đã xa. Phải rồi, khu giảng đường ngày ấy luôn rực rỡ sắc hoa osaka mỗi khi hè về. Những chùm hoa muồng hoàng yến kiêu sa rủ xuống, đung đưa trong nắng hè chói chang cuốn hút ánh nhìn của bất cứ ai đi qua.

Gã vẫn nhớ, trong sân khu giảng đường trồng nhiều loài cây bóng mát, nhưng chỉ có 3 loài cây cho hoa là phượng, bằng lăng và muồng hoàng yến. Trong đó, muồng hoàng yến là một loài hoa hiếm, cả khu giảng đường rộng mênh mông chỉ có dăm cây muồng hoàng yến.

Trong đó, có lẽ đẹp nhất, rực rỡ nhất chính là cây muồng hoàng yến trồng ngay cổng, phía trước tòa nhà liên khoa. Mỗi mùa hoa nở, cả cây như một quầng hoa nắng, đơn giản mà kiêu sa. Bất kỳ ai đi ngang qua cũng không thể cưỡng lại ý muốn ghé lại ngắm nhìn.

Hồi ấy, chưa có điện thoại thông minh như bây giờ, nên chuyện chụp ảnh không hề đơn giản. thành ra “dân báo chí” trở nên “oách’” bởi có máy ảnh của khoa, chỉ cần nói khéo với thầy chủ nhiệm là có thể mượn máy, sau đó góp tiền mua phim lắp vào, rồng rắn nhau ra gốc muồng hoàng yến chụp choẹt trong ánh mắt ghen tị của nhiều người.

Rồi không biết ai đó nảy ra ý tưởng “kinh doanh” bằng cách chụp ảnh thuê. Các bạn sinh viên thanh lịch muốn có một bức ảnh đẹp với cây muồng hoàng yến đang nở hoa rực rỡ này ư, dễ thôi, tôi chụp, bạn trả tiền, đảm bảo rẻ hơn ngoài tiệm nhiều. Thế mà khá đông khách.

Được vài hôm thì thầy chủ nhiệm lớp biết, ban chủ nhiệm khoa biết, cả đám bị gọi lên viết bản kiểm điểm, phạt quét dọn khu vực sân trường có gốc muồng hoàng yến suốt một tuần. Xấu hổ gần chết.

Nhưng cũng từ lần ấy, gã gặp được một người cũng say mê vẻ đẹp của muồng hoàng yến. Sau này, gã mới biết, trước nhà cô ấy cũng có một gốc muồng hoàng yến lớn, tán cây che gần hết cổng.

Khi mùa hoa tới, sắc xanh của lá được thay bằng màu vàng tuyệt đẹp của hoa, đứng từ xa nhìn lại chỉ thấy một góc trời vàng tươi. Lũ trẻ thường tìm cách bẻ trộm những cành thấp bỏ lên giỏ xe đạp.    

Trong một đêm hè, dưới gốc cây muồng hoàng yến đang kỳ nở rộ ấy, có người đã gục vào vai gã mà nỉ non những vần thơ mộc mạc:

Hè về hoàng yến rực vàng,

Con đường trước ngõ nhà nàng sáng tươi.

Cánh vàng theo gió bay rời?

Như tình tôi cũng chơi vơi sông hồ.

Một trời mơ mộng tuổi thơ,

Cảnh tình thay đổi ai chờ đợi ai?

Hoa muồng hoàng yến từng mùa nở vàng trước cổng, trong sân giảng đường. Gã ra trường, chơi vơi trong cuộc mưu sinh. Còn cô ấy đi trên con đường được dọn sẵn, êm ả và nhẹ nhàng.

Cả hai càng đi càng xa. Cho đến ngày hoa muồng hoàng yến chỉ còn là hoài niệm. Và như câu thơ ấy, tình gã cùng chơi vơi sông hồ.

Tiếng cãi cọ của đám trẻ kéo gã về thực tại. Lắc lắc đầu, gã nổ máy xe rời đi. Để lại phía sau những quầng hoa nắng!

THÀNH HƯNG

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by