Mẹ gửi bức ảnh mẹ cùng người bạn thuở thanh xuân phải hơn nửa thế kỷ mới gặp lại vào nhóm gia đình. Ba cô con gái sau một hồi chí chóe nhắn tin, giao nhiệm vụ cho cô con gái gần nhà đưa mẹ đi cắt tóc ngắn, uốn xoăn lên cho có phần trẻ trung, bỗng như ngẩn ra khi có người hỏi: Tóc mẹ màu gì nhỉ?
Như mọi ngày, chị nhọc nhằn rảo bước trên phố trong bộ quần áo cũ mèm, trên vai nặng trĩu đôi gánh tàu hủ và nỗi lo toan cơm áo gạo tiền, lâu lâu cất tiếng rao: “Ai tàu hủ không?”.
Tuổi thơ chúng tôi ở Tây Nguyên đứa nào chẳng một lần đi chăn bò, không chăn bò nhà thì cũng đi theo lũ bạn đi chăn bò nhà nó để được thỏa sức chạy nhảy giữa đồi cỏ bao la như thảo nguyên và tham gia các trò vui khám phá.
Đã bước vào tháng Ba, đâu đâu cũng tràn màu nắng. Nắng trải vàng phố phường. Nắng sánh như mật theo chân mẹ, chân em lên rẫy. Nắng reo vui trong những cánh rừng cà phê, cao su bạt ngàn. Nắng làm hồng đôi má thiếu nữ đang gùi những bầu nước mát về nhà.
Đi qua tháng Giêng, tháng đầu tiên của mùa Xuân về, lòng tôi bỗng nhẹ tênh bởi bồi hồi nắng gió ngoài kia, bởi lộc non chồi biếc như đang hát vang những lời ca đồng điệu. Lúc này, tiết trời ấm áp, cỏ cây nảy lộc đâm chồi mang lại bao thanh âm, sắc màu, mùi vị và cả sự quyến rũ, sự vươn lên đơn sơ, bình yên, tràn đầy tươi mới ấy.
Sau quãng thời gian tạm gác lại những lo toan bộn bề cho cuộc đoàn viên ba ngày tết, bảy ngày xuân lớn nhất năm, hắn như tưng bừng cảm xúc thăng hoa, như được bồi đắp thêm bao mạch nguồn năng lượng cho hành trình 365 ngày mới tràn đầy hứng khởi.
Hết Tết, như bao người khác, tôi lại tạm biệt ba má và những người thân yêu, tiếp tục cuộc mưu sinh mải miết, mà trong lòng còn vương vấn mãi hương vị tết quê nhà.
Tôi hiểu lòng mẹ mỗi khi bà ngồi trước cửa mà thở dài. Ấy là bà đang nhớ quê; nhớ không khí chộn rộn, tất bật mà náo nức, dù mưa phùn gió bấc vẫn làm người ta lâng lâng như say của Tết quê.
Hắn bần thần ngắm những cánh hoa mai rơi theo làn gió đầy luyến tiếc. Sau khi rời cành, từng cánh hoa vàng tươi mỏng manh xoay xoay nhẹ nhàng, rồi rải một lớp trên mặt cỏ. Mới đó mà đã hết Tết. Những ngày nghỉ ngơi bên người thân trôi qua thật nhanh.
Đừng nghĩ câu “vui xuân không quên nhiệm vụ” chỉ là khẩu hiệu suông, là hô hào cho vui. Tinh thần ấy đang là thực tế ở mỗi cánh đồng, mỗi nếp nhà và mỗi người.
Những cánh mai vàng đã bung mình khoe sắc, vậy là mùa Xuân đã về tận cửa. Thi đưa bàn tay của mình ra, nâng niu từng nụ hoa xinh tươi duyên dáng tựa như những nụ cười rạng rỡ trước nắng Xuân ấm áp yên bình. Đâu đó trên những ngọn cây là khúc chim ca ngọt ngào lảnh lót, một buổi sáng như vừa mang đến cho Thi những bâng khuâng đan xen niềm cảm xúc.
Phiên chợ hôm nay vẫn trống một chỗ ngồi. Thường ngày, bà Liên hay ngồi đó bán rau, vậy mà mấy bữa nay người ta không thấy bà đâu. Họ hỏi nhau liệu có phải bà già ấy bị ốm rồi không. Sau đó, có người gạt ngay suy nghĩ ấy bằng một tiếng thở dài: “Đau ốm gì đâu, bà ấy bận chăm con mọn!”. Ai nấy đều ngạc nhiên hỏi, bà Liên đã gần 70 tuổi, không hiểu con mọn ở đâu ra nhỉ. Họ đặt ra các giả thiết rồi bàn tán xôn xao cả góc chợ. Nhưng thực hư thế nào thì chỉ bà Liên mới biết.
Khi những nụ hoa bắt đầu chúm chím như gọi mời, khi tiếng chim lảnh lót như vang xa hơn mọi ngày, khi nắng bắt đầu hưng hửng, bầu trời trong và xanh hơn thì đó là lúc ta biết rằng Xuân đã về. Thường thì ai nấy đều rộn ràng đón Xuân bởi mùa Xuân là mùa hy vọng, là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa khởi đầu của một năm mới.
Khi rừng cao su bao quanh làng bắt đầu thay lá, cũng là lúc đất trời chuyển vào Xuân. Những ngày ở đây, hắn cảm nhận rất rõ sức sống mới đang vươn lên trên vùng biên giới đầy nắng và gió này.
Đất trời rực rỡ đón xuân về. Gió theo nắng rung rinh dọc những con phố nhỏ, đuổi cái lạnh cuối đông đi. Trong những ngày xuân, thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn; lại càng thấy yêu, thấy quý hơn những tấm lòng.
Khi Xuân về Tết đến, có rất nhiều thứ phải chuẩn bị, phải mua sắm, trong đó không thể thiếu các loại hoa và quả. Chúng không chỉ làm cho không khí mùa Xuân thêm phần tươi đẹp, để dâng cúng bàn thờ gia tiên, mà còn có ích cho sức khỏe mọi người.
Có một ngày duy nhất trong năm, cả nhà sum họp mà như không sum họp, bởi ai nấy túi bụi với việc của mình. Có một ngày làm luôn tay luôn chân mà không thấy mệt, vẫn còn cười đùa, vẫn còn nghịch ngợm và háo hức. Ấy là ngày 30 Tết.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.