• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Góc bếp nhà sàn

16/04/2024 13:58

Bao nhiêu lần về làng là bấy nhiêu lần tôi đều ghé, đều ngồi bên góc bếp nhà sàn. Dẫu chốc lát rồi rời đi hay cứ ngồi, ngồi mãi, từ khi ông mặt trời mới xuống bên đỉnh núi đến khi sương khuya thấm đều trên mái nhà. Dẫu mới lần đầu gặp gỡ hay đã lại qua đôi lần. Dẫu từ những ngôi làng xa nằm dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, bao quanh là núi non trùng điệp, đến những ngôi làng trong phố, nhà cửa san sát, xe cộ lại qua.

Không ghé chốc lát rồi rời đi, không ngồi, ngồi mãi sao được khi góc bếp nhà sàn, chỉ riêng tên gọi thôi đã gợi lên biết bao trìu mến. Chẳng phải có chái bếp riêng như ở quê nhà thuở ấu thơ, chỉ góc bếp đơn sơ thôi nhưng lại luôn gợi trong tôi cảm giác thân thương, nồng ấm. Dù lúc ấy nơi góc bếp có ngọn lửa đang rừng rực cháy, hay chỉ còn chút tàn tro từ những thanh củi cháy qua đêm sót lại.  Chẳng biết vô tình hay hữu ý mà góc bếp nhà sàn lại như chất keo gắn kết mối tình thân càng thêm thương, như xua đi cảm giác rụt rè, lạ lẫm cho người mới lần đầu ghé lại.

Đơn sơ góc bếp nhà sàn. Ảnh: N.P

 

Nhớ lần đầu về làng, ghé thăm ngôi nhà sàn đã nhiều năm tuổi. Vừa ngập ngừng lên mấy bậc thang, rụt rè bước qua bậc cửa, thế mà mới thấy bên góc bếp đầu nhà có người mẹ trẻ một tay gác hờ lên bé con địu sau lưng, một tay nhanh nhảu đảo nồi cơm đang sôi sùng sục là tôi cảm thấy như đã quen từ lâu lắm rồi.  Cũng chiếc kiềng bếp vững chãi đặt trên nền bếp được những tay thợ dựng nhà tài hoa làm thấp hơn để đổ đất vào, vừa ngăn cháy lây lan, vừa cách nhiệt với nền nhà. Cũng mấy chiếc ghế con ghép từ mấy miếng ván gỗ làm nhà còn sót lại, đóng thêm vài ba chiếc đinh mà thành. Cũng mấy chiếc xoong nồi qua bao nhiêu lần hun khói bao quanh một màu đen nhẻm, được treo ngăn nắp thành hàng trên vách nhà hay để tạm ngay trên sàn nhà. Cũng  mấy đôi đũa, mấy chiếc chén, mấy chiếc tô, chiếc dĩa úp gọn lên trên chiếc mẹt được người đàn ông khéo tay đan từng nan đều tăm tắp.

Nơi góc bếp ấy chẳng bừa bộn những rơm rạ, lá phi lao, cỏ dại khô mà bao giờ cũng là một ít thanh củi khô đặt ngăn nắp cạnh bên. Thanh củi này cháy lụi, lại đến thanh củi khác đút vào âm ỉ cháy. Sáng sáng, trưa trưa, tối tối, góc bếp bao giờ cũng nồng ấm, sum vầy,  rộn rã. Tiếng xoong nồi, chén bát va vào nhau lách cách, tiếng vằm thịt vang lên đều đều, tiếng chuyện trò lúc rỉ rả theo kiểu khuyên nhủ, bảo ban, lúc vang lên cao hứng và kèm thêm những tràng cười giòn tan như theo gió luồn qua những thưng ván nhà sàn thả trôi vào thinh không của núi rừng yên tĩnh.

Góc bếp nhà sàn đơn sơ nào đâu chỉ giữ lửa cho những bữa cơm, giữ ấm cho những ngày đông giá lạnh, mà còn trở thành sợi dây buộc chặt những thương yêu của các thành viên trong gia đình. Từ chuyện làm ăn, vụ này nên trồng cây gì, chăm bón ra sao, đến chuyện học hành, rồi chuyện dựng vợ, gả chồng đều được cả nhà thảo bàn ngay chính nơi góc bếp đơn sơ ấy. Chỉ mấy chiếc ghế con sắp xoay vòng, chỉ bó củi khô xếp bên được rút dần, rút dần, chỉ lúc ấm nước, lúc trái bắp, củ khoai nướng, vậy mà việc lớn, việc nhỏ trong nhà đều được sắp xếp đâu vào đấy. 

Góc bếp giữ lửa cho những bữa cơm, giữ ấm cho những ngày đông giá lạnh. Ảnh: NP

 

Cũng góc bếp nhà sàn ấy, phía dưới là bếp lửa bập bùng cháy, là những vật dụng gắn liền với bữa cơm hằng ngày, còn phía trên giàn treo làm bằng tre nứa, gỗ lại là “của để dành”. Từ những búp măng ngày mưa cả nhà đi rẫy, đi rừng kĩu kịt gùi về, mấy con cá, con tôm bắt ở dưới suối, đến miếng thịt heo rừng bắt được, miếng thịt trâu, thịt bò hôm nhà có việc mới mổ chưa dùng hết đều được đặt lên trên giàn treo. Mà lạ thay, dẫu có được tẩm ướp chút gia vị hay giữ nguyên vị mộc mạc tự nhiên, búp măng, con cá, miếng thịt gác bếp có hơi ấm, có vị khói đều mang lại cảm giác riêng biệt, trở thành đặc sản khiến bao khách gần, khách xa tìm về.

Nhớ những lần về làng ngày đông giá, mặc cho gió thổi, mặc cho mưa rơi, chỉ cần vừa bước vào góc bếp nhà sàn là hơi ấm như bao phủ khắp các tế bào cơ thể. Như quy luật bù trừ của mẹ thiên nhiên hào hiệp, ân tình, giá lạnh trên mấy vách núi theo gió càng đổ về, hơi ấm từ góc bếp nhà sàn càng tỏa ấm. Thể nào tôi cũng vừa xuýt xoa vừa giơ đôi bàn tay cóng lạnh hơ hơ bên bếp ấm. Hơi ấm tỏa ra từ ngọn lửa đang bập bùng cháy, từ nồi cơm đang ùng ục sôi, từ ánh mắt hiền từ, chân chất của chủ nhà khiến tôi nấn ná để được ngồi lâu, lâu hơn nữa bên góc bếp đơn sơ ấy. Để được hít hà mùi thơm thơm của cơm gạo mới, để được cay cay khói nồng như được trở về ngồi bên chái bếp nhỏ luôn vấn vít mùi khói năm nào.

Lần nào về làng tôi cũng ghé, cũng ngồi bên góc bếp nhà sàn. Dẫu đơn sơ thôi nhưng góc bếp ấy như  sợi dây nối với một nẻo đã qua, kết những thành viên trong gia đình lại thành tổ ấm và còn thì thầm lời gọi mời những người thương, người xa như tôi có dịp về thăm. 

NGUYÊN PHÚC

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by