Các em cần được uốn nắn, nhắc nhở, định hướng, giáo dục nhân cách… từ người lớn, mà đầu tiên là ngay từ các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh. Một khi các em được giáo dục, định hướng đúng đắn cũng đồng nghĩa với việc các em được trang bị “văcxin” tự ngăn ngừa, không dễ bị ám thị bởi những “idol” kiểu Khá Bảnh, không bị cái xấu, cái ác lôi kéo, điều khiển.
Tháng ba. Tôi đã bao lần ước hẹn về Đất Tổ thân yêu – được ngắm nhìn mảnh đất nơi ông cha ta dựng nước, nghe văng vẳng bên tai truyền thuyết về một thời xa xưa mẹ Âu Cơ… Nhưng, bao lần đều lỡ hẹn. Khoảng cách xa ngái, chỉ biết từ nơi xa cúi đầu vọng hướng về.
Đến tận bây giờ tôi vẫn không thể cắt nghĩa được là tại sao mình lại “duyên nợ” với Kon Tum đến thế. Hay nói một cách suồng sã là mình lại “khoái” Kon Tum như vậy. Có gì khác đâu giữa Kon Tum với nơi tôi đang sống. Cũng cái nắng ấy, nắng đến khát khao, cồn cào ruột gan. Cũng cơn mưa ấy, mưa đến tận cùng khắc khoải. Rồi cũng gió, cũng dốc, cũng bụi cuốn xe qua mịt mù…
Mấy hôm nay, cậu con trai của người bạn tôi đang rối rít tham khảo ý kiến người lớn về chuyện chọn trường, chọn ngành sao cho phù hợp với khả năng và rộng mở cơ hội việc làm sau khi ra trường. Bởi vì, chỉ vài hôm nữa thôi, con trai bạn tôi- cũng như tất cả các học sinh lớp 12, bắt đầu làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia.
Năm nay, từ ngày 1- 20/4, các em học sinh lớp 12 sẽ phải hoàn tất hồ sơ dự thi THPT Quốc gia và nộp tại trường THPT theo học. Vậy nên, thời điểm này, các em đang bước vào giai đoạn ôn tập “nước rút” và đứng trước nhiều con đường lựa chọn, nhiều ngã rẽ để đi: lựa chọn ngành, nghề.
Vừa đứng ở hàng thịt lợn, chị bán hàng rau vốn chỗ thân quen vẫy vẫy tay lại, nói nhỏ: Lợn dịch bệnh, em ít ăn thịt lợn thôi. Chị thấy hàng thịt lợn thời gian này ít người mua lắm! Tôi hỏi lại: Sao vậy chị? lợn nếu lở mồm long móng thì bị tiêu hủy, còn dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra, với lại cũng không lây lan sang người. Chị hàng rau thiệt thà: Vậy mà tâm lý chung người tiêu dùng lại ngại, cứ tránh ăn cho lành đó em.
Làng Kon Ktu nằm ven sông Đăk Bla. Từ làng ra bến sông không xa. Sông là nguồn sống của cả làng. Lớp lớp thế hệ của làng gắn bó với dòng sông, với bến sông như gắn bó với mái nhà yêu dấu của mình.
Mấy hôm nay, câu chuyện một chủ tài khoản đã bị Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với mức phạt 20 triệu đồng về hành vi thông tin dịch tả lợn Châu Phi sai sự thật đang được nhiều người xôn xao bàn tán.
Người ta bảo tháng 3 là tháng của yêu thương. Bởi nhắc đến tháng 3, chúng ta đều nghĩ ngay đến một ngày đặc biệt để dành sự yêu thương cho những người phụ nữ – Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3). Tháng 3 là khoảng thời gian đẹp nhất của tình yêu đôi lứa, của thiên nhiên đất trời...
“Bộ đội ấy à...Bao năm qua, dân mình coi bộ đội như anh em, bà con một nhà vậy”. Câu nói ấy của già A Glá - Nguyên là Bí thư Đảng uỷ xã Mô Rai không chỉ là tình cảm của người dân nơi đây dành cho những cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đóng quân trên địa bàn xã mà nó như thay cho lời muốn nói của người dân biên giới với những người “lính quân hàm xanh”.
Giữa cái nắng hanh hao của những ngày đầu xuân, giữa trời xanh, dòng Đăk Bla xanh, vài cô gái diện đầm tha thướt đi từ cầu treo Kon Klor xuống bãi bồi ven sông Đăk Bla - nơi đó, cây đào đậu (cây đỗ mai) mọc thành vạt, khoe sắc hồng thắm cả một vùng.
Tuổi thơ với cánh diều, với những ngày nắng ngày mưa rong ruổi cùng bạn chăn thả trâu bò trên cánh đồng làng vừa gặt xong thơm mùi lúa mới, trên bờ đê cỏ mượt đẫm sương, trên núi đồi mênh mông gió, với mỗi người con sinh ra và lớn lên ở miền quê Việt mình mãi mãi là những kỷ niệm vô cùng đẹp đẽ, thân thương.
Tôi đã có hơn bốn mươi mùa xuân nơi cao nguyên đầy nắng gió. Tôi như người nghệ sĩ của núi rừng rong chơi quên tháng ngày, nhiễm sương gió của miền đất đỏ ba dan đầy hào sảng và hiến dâng.
Khi những cánh mai vàng bắt đầu khoe sắc, cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân mới đến. Đã trở thành nét đẹp văn hoá bao đời nay, dù ở đâu xa ai ai cũng đều hướng về cội nguồn, hướng về gia đình và trong chúng ta lại cảm thấy thân thiện, gần gũi hơn. Niềm vui như tràn ngập khi được hội ngộ cùng người thân sau một năm lao động miệt mài để vui xuân mới và đây là cơ hội để chúng ta ôn lại những kỷ niệm vui buồn sau một năm xa cách.
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, trong mỗi căn nhà nhỏ của gia đình người Nùng làng Đăk Xuân (xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà) lại phảng phất hương vị thanh mát của bánh khảo. Với người dân nơi đây, từ người già đến trẻ nhỏ đều tâm niệm, thấy bánh khảo là thấy tết.
Lốc lịch trên tường đã xé đến tờ thứ 35 của năm mới (ngày 4/2/2019), nhưng có lẽ với tất cả người Việt Nam, tôi luôn quan niệm ngày 30 tháng Chạp mới ngày cuối cùng của năm cũ và mùng Một Tết mới chính thức bắt đầu một năm mới. Và, chẳng hiểu sao, với tôi, cái khoảnh khắc chiều cuối năm luôn có điều gì đó rất lạ, vừa bâng khuâng, xốn xang, lại vừa nôn nao nỗi nhớ nhà, nhớ quê của một người con xa xứ.
Đi mua sắm những ngày giáp tết, tôi tình cờ bắt gặp cô em quen biết bày bán những chiếc phong bao lì xì in hình tranh Đông Hồ, những chú heo ngộ nghĩnh, những câu nói dí dỏm của tuổi “teen” thật bắt mắt. Ngắm nhìn những chiếc bao lì xì đẹp và lời mời chào mua hàng của cô bé, tôi dừng chân chọn mua cho mình những chiếc phong bao phù hợp để mừng tuổi ông, bà, cha, mẹ và các cháu nhỏ vào dịp tết đến xuân về.
Chiều gần cuối năm, vượt qua những cung đường đèo uốn lượn giữa mênh mang núi rừng, qua những cung đường hoa dã quỳ vàng rực, thứ màu vàng như mật ong rót ngọt ngào trong nắng gió hanh hao của mùa khô cao nguyên, tôi đến với những ngôi làng vùng cao nằm theo triền dốc, hay nơi lòng thung.