• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Gởi đến mẹ!

20/10/2019 13:01

Đúng là dù có nệm gấm chăn êm, dù nhà cao cửa rộng nhưng không có mẹ ở cạnh thì cũng trống trải, thiếu thốn vô bờ. Và con, dù ở trong mái nhà chỉ đủ che nắng che mưa mà có mẹ, lòng vẫn ấm áp vô cùng.

“Con hả, 20/10, công ty tặng cho mẹ cái áo mưa dày dặn mà đẹp lắm, mẹ gởi vào cho con dùng nghe. Mặc cái này đi công tác gọn gàng, tiện lợi lắm!”, qua điện thoại, tôi cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc trong từng giọng nói ấm áp của mẹ. Chợt thấy khóe mắt cay cay. Phận làm con, chưa kịp gởi đến mẹ lời chúc, mẹ đã dành điều ngọt ngào nhất cho mình. Với mẹ, con là tất cả, đến món quà cho chính mình, mẹ cũng dành trọn cho con.

Mỗi ngày, cứ chập tối, nghe tiếng chuông điện thoại reo, biết ngay là của mẹ. Mẹ gọi điện đều đặn, hỏi thăm đủ các chuyện buồn vui trong cuộc sống. Nhất là những hôm đi công tác, phải biết con về đến nhà an toàn, cháu ngoan, ngủ giỏi, mẹ mới yên tâm vào giấc ngủ.

Trong guồng quay bận rộn của công việc và cuộc sống, nhiều lúc bản thân chẳng có thời gian quan tâm đến mẹ. Mẹ thì khác, dù đôi vai cũng nặng gánh cơm, áo, gạo tiền; cũng phải lo chu toàn cho 2 bên nội ngoại nhưng lúc nào mẹ cũng có thời gian cho các con. Chỉ nghe con cần, dù cách cả hơn trăm cây số, mẹ cũng đáp chuyến xe đêm, có mặt động viên, san sẻ.

Nhớ ngày con chuyển dạ, vừa đi làm về, chẳng kịp cơm nước, mẹ liền chuẩn bị rồi đón ngay chuyến xe đêm chạy vào. Cầm bút ký vào tờ giấy cam kết trước khi phẫu thuật, mẹ vừa sợ, vừa lo lắng cho con đến chảy nước mắt. Suốt thời gian con nằm trong phòng mổ, ruột gan mẹ nóng như lửa đốt, phải đến khi thấy cháu bình an, con khỏe mạnh, mẹ mới thở phào nhẹ nhõm.

Có sinh con mới biết lòng cha mẹ. Mỗi khi thấy con khóc, con đau, lại lăng xăng, cuống quýt dỗ con nín; chạy ngược, chạy xuôi lo cho con khỏe mạnh. Đêm hôm ngồi còng lưng hát ru con, nghĩ đến mẹ, nước mắt cứ thế chảy dài. Hẳn là mẹ khi còn trẻ, sinh ra con cũng cùng tâm trạng ấy; cũng còng lưng bồng bế, cũng trắng đêm canh trọn giấc ngủ cho con. Bởi vậy, dù trước đây yêu thương mẹ như thế nào, tới lúc sinh con ra, càng thương, càng xót cha, xót mẹ hơn gấp bội phần.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Đúng là “đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”, dù con có lớn, con có bạc đầu, mẹ vẫn cứ lo lắng như thuở còn thơ bé. Nghe giọng con sụt sịt, mẹ liền nhắc nhở nấu nồi lá xông tránh cảm; thấy trời chớm đông, mẹ liền gởi mua vài lọ dầu tràm, áo len để con mặc tránh cảm lạnh; có mẻ cá ngon, con ghẹ tươi, mẹ chẳng quản ngại đường xá xa xôi, lặn lội gởi xe vào cho các con. Dù ở quê nhưng mỗi lần con buồn, mẹ luôn là người bạn, người sẻ chia, giúp các con tìm được hướng giải quyết đúng đắn, hợp tình, hợp lý. Làm chắt chiu được vài đồng dành dụm tuổi già, nghe con cần, mẹ liền dốc sạch túi, gởi hết vào cho con, dù ngày sau chỉ ăn cơm trắng, muối mè.

Nhớ ngày xưa, dù ở nhà tranh vách đất nhưng gia đình mình lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. Khó khổ, không có đủ gạo ăn, mẹ phải độn thêm khoai, mì. Đến bữa, mẹ cứ ăn khoai, ăn mì, nhường cơm cho chồng và các con. Lâu lâu nhà có được bữa cá, bữa thịt, mẹ chỉ dám chan miếng nước, phần ngon cũng để dành cho các con.

Đời sống quá khó khăn, chẳng kể mưa nắng, mỗi ngày mẹ đều đi làm từ tờ mờ sớm, tối sẩm mới về để có đủ điều kiện lo cho các con ăn học đàng hoàng. Mẹ chấp nhận bán cả con bò cày, vay nợ để có tiền cho các con theo đuổi giấc mơ vào giảng đường.

Gian nan, khó khổ đến trăm bề nhưng lúc nào mẹ cũng vui vẻ, lạc quan. Mẹ bảo, cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm, phải có khó khăn, thử thách, mỗi người mới biết cách tự nỗ lực, cố gắng vượt qua chính mình. Mẹ dạy cho các con cách sống tự lập, sống có đạo đức. Mẹ nói, xuất thân từ nhà nông cũng là một lợi thế, bởi cái khó, cái khổ giúp các con hiểu giá trị của lao động, hiểu giá trị của đồng tiền để từ đó biết cách trân quý, giữ gìn.

Chớm đông, trời se se lạnh, nghe mùi khói bếp từ phía nhà hàng xóm sao lòng man mác buồn. Nhớ lắm ngôi nhà tranh vách đất; nhớ lắm những bữa cơm cà, canh rau mẹ nấu. Đúng là dù có nệm gấm chăn êm, dù nhà cao cửa rộng nhưng không có mẹ ở cạnh thì cũng trống trải, thiếu thốn vô bờ. Và con, dù ở trong mái nhà chỉ đủ che nắng che mưa mà có mẹ, lòng vẫn ấm áp vô cùng.

20/10, chỉ muốn gởi đến mẹ lòng kính yêu vô bờ. Cảm ơn mẹ vì tất cả! Mẹ mãi là người phụ nữ tuyệt vời nhất của con!

Bình An

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by