Cầm chiếc lá khô bất chợt sa vào tay mình, nghe gió thổi qua tán cây mà lòng bâng khuâng tưởng như đang nghe tiếng vọng của đất qua màu sương khói năm tháng. Rồi lại thấy rạo rực, thấy ngọt ngào quên đi giá rét.
Quê nhà có gì đâu một ngõ ngỏ, cái sân quen quen nơi mái nhà đổ bóng, cây bưởi, cây chanh, hàng cau, đàn gà, con mèo, con chó chạy ra đón ta về… thế mà yêu đến lạ thường, chỉ về nhà mới có Tết.
Ngày cuối năm, làng quê tôi vui không thể tả. Đấy là lúc không khí Tết đã tràn ngập nơi nơi. Từ đường làng, ngõ xóm đến từng ngôi nhà đều rộn rã những thanh âm ngày Tết.
Tiết trời năm nay kể cũng lạ, gần Tết rồi mà còn rét đến run người. Chẳng như mấy năm trước, chỉ rét lúc sớm mai hay đêm về, còn ban ngày nắng cứ một màu vàng ươm rải đều khắp nẻo. Mà chẳng biết là trời rét thật hay do tuổi già đang sầm sập kéo đến. Như chẳng thể tự tin vào cảm nhận của chính mình, tôi nhìn sang cu con cũng gần đến tuổi “bẻ gãy sừng trâu” dẫu đang chăm chú dán mắt vào chiếc ti vi nhưng cũng xuýt xoa, kéo chiếc mũ áo khoác trùm lên đầu mà thêm xác tín.
“Mẹ đã làm bánh xoài đón Tết rồi”, tiếng nhắc của mẹ tôi ở nơi miền xa nghe chừng như xa vắng nhưng chộn rộn những hân hoan, những đợi chờ, khi một năm nữa đang trôi dần về phía cuối. Tôi nghe trong gió thoang thoảng mùi thơm thơm của những chiếc bánh xoài nhỏ xinh ở miền thương nhớ ấy, như bóng quê, như tiếng mẹ gọi tôi về đón Tết.
Có gì sáng nay mà phố như lạ lắm? Vẫn gió và nắng xôn xao, nhưng lại có sự náo nức làm ta như mê như say. Nhìn mỗi người đều thấy yêu thương hơn, đều muốn bắt tay, muốn nở nụ cười vui tươi nhất, đẹp nhất.
Nhanh thật là nhanh những ngày tháng Chạp cũng đến rồi chị nhỉ. Ngày chị em mình còn nhỏ, cứ đến tầm này, mẹ vừa tất tả đủ với các việc có tên lẫn không tên vừa hay chép miệng, ra Giêng “ngày rộng tháng dài”, mà sao những ngày tháng Chạp mỏng như cái chớp mắt, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết ngày, hết tháng, hết năm.
Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.
Y Xen đang nói chuyện về hậu quả của nạn tảo hôn, đẻ nhiều, đẻ dày với dân làng. Phải từ người thật việc thật như vậy thì công tác tuyên truyền mới có hiệu quả cao được- anh trưởng thôn nói.
Những ngày cuối năm, cả xóm rộn ràng cả lên. Nhà thì tranh thủ giặt giũ chăn màn cho thơm tho, sạch sẽ. Nhà thì lắp thêm cái nọ, sửa lại cái kia, quét tước, vôi ve lại tường rào cổng ngõ. Nhà thì lúi lúi cuốc cuốc xới xới, trồng thêm luống rau cải, cấy thêm luống mùng tơi để dành mà ăn tết. Nhà thì nhắc nhau nhặt lá, cho cây mai ủ nụ đến đúng Tết rực rỡ đón Xuân về.
Đèn dầu gắn liền với tuổi thơ tôi, những năm tiểu học rồi đến trung học cơ sở, khi ấy quê tôi chưa có điện thắp sáng như bây giờ. Đã mấy chục năm trôi qua, những ngọn đèn dầu le lói vào ban đêm trong những căn nhà ở quê vẫn khắc sâu trong tâm trí, chẳng thể nào quên.
Có cảm xúc đặc biệt với khoảnh khắc mỗi sớm mai nên thành quen, hôm nào em cũng thức dậy vào lúc tang tảng sớm. Cố nhiên là lúc nào cũng nấn ná một chút trong chiếc chăn mỏng. Khi sẽ sàng thức dậy, em đều lặng lẽ vén rèm, đứng lặng im bên khung cửa sổ mà nhìn về phía đằng đông xa xa.
Sáng sớm, tôi đã thấy bà Hai ngồi ở góc đường, trước mặt bà bày những túi nilon đựng từng mớ rau hái trong vườn nhà mang ra bán. Nhìn bà ngồi co ro với chiếc áo ấm đã cũ trong tiết trời giá lạnh ai cũng muốn ghé lại, trước là để mua ủng hộ bà, sau là có mớ rau sạch để chế biến món ăn cho gia đình mình.
Cỏ đuôi chồn cứ tha thiết sống, âm thầm sống. Cho đến một ngày nào đó cuối tháng Mười, đầu tháng Mười Một, mở cửa ra, người ta thảng thốt khi thấy những vạt hoa cỏ đuôi chồn đung đưa trong gió.
Gần đến ngày giỗ cô Ba, mọi người trong nhà bàn tính xem nấu nướng món gì để dâng lên bàn thờ cúng cô. Mọi người bàn tính đủ món, nhưng dượng Ba thì bảo, gì thì gì chứ không thể thiếu món bún gạo xào măng khô. “Trước cúng bả, sau cho con cháu thưởng thức, vì món ấy tuy dân dã mà xem ra ai cũng ghiền”- dượng Ba nói.
Nhìn già ngồi bên bếp lửa hồng, hết cặm cụi chuốt chuốt, đan đan, lại đến ngắm ngắm nghía nghía chiếc gùi đang đan dở, mà trong tôi những câu thơ: “Ngày cứ dồn thương nhớ xuống đầy vơi/Như lũ thóc cứ cời trong cót thóc/Với nong nia, rê sảy, dần sàng/ Lá lúa thì xanh/Bông lúa lại vàng/Và hạt gạo cứ ngần ngật trắng” như đang trở tới trở lui với muôn vàn cảm xúc.
Những ngọn gió mùa thổi lồng lộng trên phố, se và khô, báo hiệu mùa Đông đã bắt đầu gõ cửa. Chợt thấy xốn xang bởi cảnh sắc đổi thay và những ký ức xưa cũ.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.