• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Rộn ràng ngày cuối năm

21/01/2025 13:17

Ngày cuối năm, làng quê tôi vui không thể tả. Đấy là lúc không khí Tết đã tràn ngập nơi nơi. Từ đường làng, ngõ xóm đến từng ngôi nhà đều rộn rã những thanh âm ngày Tết.

Thường thì vào ngày cuối năm, hầu như nhà nào ở quê tôi cũng đã hoàn tất chuyện sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho ngày Tết. Chỉ còn rất ít gia đình, vì con cái ở xa về muộn, thấy thiếu thứ này thứ kia mới tất tả chạy đi mua thêm mà thôi.

Công việc chính trong ngày này là lo sắm sửa bữa cơm tất niên, rồi tập trung gói bánh chưng, bánh tét nữa là xong.

Nói thì là vậy, nhưng khi trời còn mờ sương, đường làng đã rất đông người đi chợ. Hỏi ra mới biết, mọi người đi chợ mua sắm là phụ, còn đi chơi chợ Tết mới là chính.

Tôi cũng thức dậy thật sớm để đón mùa Xuân về trên quê hương, đang lan tỏa trong nhà mình. Hòa vào không khí tết quê, tôi cũng thay mẹ đi chợ sớm. Thực ra, mọi thứ sắm sửa cho ngày Tết đã được ba mẹ tôi chuẩn bị kỹ lưỡng rồi, ngày cuối năm đi chợ chỉ là mua hoa tươi, rồi mua thêm ít nguyên liệu để chế biến các món ăn trong mấy ngày Tết nữa là đủ.

Dù vậy, tôi vẫn rất háo hức với việc đi chợ ngày cuối năm. Bởi chợ Tết ở quê đâu chỉ có đi chợ để mua sắm đồ mà còn là đi chợ để ngắm, để xem không khí Tết quê rộn ràng như thế nào.

Chợ hoa ngày Tết. Ảnh: S.C

 

Đi chợ ngày cuối năm, tôi thích nhất là khu vực bán hoa tết. Lúc này, hoa tươi khắp nơi chở về bán dọc các con đường ở thị trấn, đường dẫn vào chợ. Có năm hoa bán với giá khá cao, cũng có năm giá hoa được cho là “rẻ như bèo”, nhưng dù giá cả có thế nào thì hoa vẫn bày bán khắp chợ. Và tôi, một người con xa quê, vẫn thích đi dạo, đi ngắm cho thỏa thích rồi mới tính, mới chọn mua những chậu hoa ưng ý nhất.

Tết năm ngoái, để tìm mua được mấy chậu hoa mai vừa ý, chị em tôi phải dạo chợ mấy bận mới đưa ra được quyết định cuối cùng.

Trong khi các bà, các chị chia nhau đi chợ ngày cuối năm để sắm sửa thêm những thứ cần thiết cho gia đình thì ngày cuối năm, đàn ông, thanh niên tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

Mỗi nhà, cử một người cùng tham gia quét dọn đường làng; gia đình chỉ có người già thì lực lượng thanh niên chia nhau ra làm giúp. Đường làng đã sạch, ngày cuối năm càng sạch đẹp hơn.

Không chỉ quét dọn đường làng, ngõ xóm, đàn ông, thanh niên trong làng, trong xóm còn tập trung trang trí cổng chào của thôn, hội trường thôn bằng những chậu hoa, dàn đèn chớp nháy với dòng chữ quen thuộc “Chúc mừng năm mới”.

Dọn dẹp xong đâu đấy, mọi người tập trung lại để bàn tính chuyện đón giao thừa tập trung. Năm nào cũng vậy, đêm giao thừa, nhà văn hóa thôn tôi cũng rộn vui. Mỗi hộ gia đình đóng góp vài trăm ngàn đồng, người đi xa về tùy điều kiện đóng góp ở mức cao hơn để tổ chức tiệc đón giao thừa tập thể của cả thôn.

Trong khi chờ đến giờ ra hội trường thôn, ba tôi cũng nổi lửa nấu bánh tét. Bếp của nhiều gia đình khác cũng đỏ lửa, nồi bánh chưng, bánh tét sôi lục bục. Ở quê tôi, gần như nhà nào cũng nấu bánh chưng, bánh tét. Nhà ít thì cũng làm vài ký gạo nếp, nhà đông người thì gói cả chục ký. Bánh chưng, bánh tét bắt đầu bắt lên bếp củi nấu từ trưa ngày cuối năm cho đến lúc giao thừa thì mới vớt bánh ra.

Trong khoảng thời gian ấy, dù bận rộn đến đâu, bên nồi bánh cũng có người canh lửa. Bởi lửa có cháy đều, nước bánh phải thay thường xuyên thì bánh mới ngon, mới mềm, mới dẻo. Trong cái lạnh se se của đất trời trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tôi thích sao cái khung cảnh nấu bánh chưng, bánh tét ở góc bếp.    

Nấu bánh chưng ngày Tết. Ảnh: SC

 

Khi nồi bánh chưng, bánh tét đang sôi thì ở hội trường thôn, chi đoàn thanh niên tất bật chuyển giàn karaoke, bàn ghế đến, xếp ngay ngắn ở sân hội trường để phục vụ bà con đến đón giao thừa.

Tiệc đón giao thừa thông thường là những món đơn giản, sẵn tiện, chứ chẳng phải nấu nướng gì, như khô gà, khô bò; rồi bánh chưng, bánh tét, dưa món; thức uống thì có rượu, bia, nước ngọt.

Chương trình văn nghệ chào đón giao thừa trong thôn bắt đầu từ 6 giờ chiều, sau bữa cơm tất niên của mỗi gia đình hoàn tất. Mỗi người trong thôn đều có cơ hội được thử sức với vai trò là người dẫn chương trình, nhạc công, ca sĩ kiểu cây nhà lá vườn nhưng ai cũng vui hết mình. Những giọng ca hay của xóm một năm có dịp về quê hội ngộ tha hồ mà “cháy” hết mình với những ca khúc mừng Xuân. Người này hát xong lại không quên giới thiệu người kia lên “sân khấu”.

Bà con hàng xóm lâu ngày có dịp gặp nhau nên ai cũng vui hết mình. Người lớn tuổi hơn cũng hòa vào lớp thanh niên, thể hiện những bài hát sôi động, phù hợp với không khí mùa Xuân đang về.

Cứ thế, chương trình kéo dài đến qua giao thừa. Cuối tiệc, mọi người cùng chúc nhau năm mới sức khỏe, bình an, làm ăn hanh thông rồi mới giải tán ai về nhà nấy.

Hồi chưa có phong trào đón giao thừa tập thể, thôn, xóm tôi chẳng vui như vậy, đêm cuối năm nhà nào ở nhà đó. Từ khi đón giao thừa tập trung như vầy càng gắn kết hơn tình làng nghĩa xóm.

Cũng vì thế mà đêm giao thừa ở quê gần như không nhà nào đi ngủ. Những ngọn đèn luôn sáng nôn nao chờ năm mới.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by