• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Áo dài du xuân

31/01/2025 13:25

Một chiều xuân, tôi ngỡ ngàng ngắm chị em xúng xính trong bộ áo dài thêu hoa, thêu phượng đang ríu rít chụp ảnh bên những vạt hoa xuân khoe sắc. Đất trời càng thêm ngọt ngào, thêm đằm dịu bởi sự thướt tha của họ.

Những ngày xuân về, những ngày Tết đến đúng là khó mà ngồi yên trong nhà được. Có đi mới thấy, cái gì cũng đẹp, người nào cũng tươi. Thấy nhau là muốn bắt tay, nói đôi câu bông đùa và chúc mừng năm mới bình an, hạnh phúc. Cứ như thế, ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn.

Và trong một chiều xuân như thế, tôi ngỡ ngàng ngắm chị em xúng xính áo dài thêu hoa, thêu phượng chụp ảnh bên những vạt hoa xuân khoe sắc. Đất trời càng thêm ngọt ngào, thêm đằm dịu bởi sự thướt tha của họ.

Anh bạn đi cùng tôi thì cứ ngẩn tò te ra nhìn, rồi thẫn thờ buông một câu: Thật không ngờ. Cái gì không ngờ? Tôi vặn. Câu trả lời còn thẫn thờ hơn: Đẹp không ngờ!

Trong không khí ngày xuân, tôi lại miên man nghĩ về áo dài. Càng nghĩ, lại càng thấy sự ngẩn ngơ của anh bạn là bình thường. Tôi dám cá rằng, bất cứ gã đàn ông nào đều cũng sẽ bị hút hồn, cũng ngơ ngẩn bởi tà áo dài "bay bay bay bay trên phố nhẹ nhàng" ấy. Và biết đâu, vài ba gã trong số ấy, sẽ thành thi sĩ.

Áo dài du xuân. Ảnh: HL

 

Bỗng dưng, tôi nhớ những tà áo dài duyên dáng của các mẹ, các chị, các bạn trong ngày Tết thuở thiếu thời. Xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, như những bông hoa, như những cánh bướm dập dờn trên đường, cho ngày xuân thêm trọn vẹn.

Ngày ấy, giáp Tết gặp trời nắng ráo, mẹ tôi lại giục giã chị gái giặt giũ, phơi phóng áo dài. Loại trang phục này phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.

Lớn lên đi học đại học, rồi đi xa lập nghiệp. Ở quê mới, áo dài chỉ xuất hiện thấp thoáng trong các ngày lễ, ngày chào cờ đầu tuần của một số trường cấp 3, trong các buổi liên hoan văn nghệ hay các cuộc thi.

Còn ngày Tết thì rõ ràng là “sân chơi “của đủ các loại trang phục hiện đại. Còn đâu bầu không khí dịu hiền, khi mẹ và chị giặt áo dài phơi trước sân; còn đâu hình bóng cô bạn học thướt tha áo dài sáng mùng Một?

Nhiều cái Tết, vào ngày đầu năm, tôi tha thẩn một mình một xe dạo trên các đường phố mà thương, mà nhớ áo dài. Những đêm xuân trằn trọc, da diết nhớ về những tà áo dài du xuân nơi quê nhà, trong đó có tà áo trắng đơn sơ mà dịu dàng, thánh thiện của cô bạn học.

Mừng thay, và tự hào thay, mấy Xuân gần đây, áo dài dần xuất hiện và "lên ngôi". Những ngày xuân, chị em diện áo dài, nô nức rủ nhau tạo dáng chụp ảnh. Giữa muôn hồng nghìn tía, tà áo dài thướt tha như những cánh bướm la đà ghé vào những hàng hoa.

Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài. Chỉ chắc chắn rằng, từ rất lâu rồi, áo dài đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Áo dài thổ cẩm mang đến sự phóng khoáng nhưng vẫn duyên dáng, dịu dàng. Ảnh: H.L

 

Nếu như Hàn Quốc có Hanbok, Nhật Bản có Kimono, Scotland có váy Kilt, thì Việt Nam được biết đến với tà áo dài duyên dáng. Rất tự hào khi "Áo dài" đã được đưa nguyên bản vào Từ điển Oxford.

Vượt qua ý nghĩa một sản phẩm tiêu dùng, áo dài trở thành một sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.

Áo dài phù hợp với mọi lứa tuổi, và mọi tầng lớp của xã hội. Từ người giàu cho đến người nghèo, từ trẻ con cho đến các cụ già đều có thể mặc áo dài. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi, với nhiều kiểu dáng, chất liệu, từ truyền thống đến hiện đại, từ đại chúng đến phá cách.

Nếu ngày thường, áo dài kiểu truyền thống với cổ cao, tay dài, tà dài được lựa chọn nhiều thì vào dịp Tết, áo dài cách tân lại được ưa chuộng hơn. Bởi áo dài cách tân có nhiều kiểu hơn, tà áo cũng không quá dài nên dễ di chuyển, tiện lợi.

Bên cạnh đó, áo dài cách tân thường được đặc biệt hoá về chất liệu và cách thể hiện để truyền tải thông điệp của mùa xuân là tình yêu, là sinh sôi nảy nở, là bình yên, là hy vọng một năm mới thịnh vượng.

Áo dài Tết dành cho các độ tuổi khác nhau, như trẻ em, thiếu nữ, trung niên, người già, cũng sẽ có sự khác biệt.

Trong khi những bạn trẻ ưa chuộng áo dài cách tân với họa tiết trẻ trung và nhiều màu sắc, thì các chị, các cô tuổi trung niên thích áo dài mang phong cách tối giản nhưng không kém phần sang trọng, thiết kế tôn dáng và màu sắc cổ điển. Còn áo dài cho người già thường mang nét cổ điển trong thiết kế, hoa văn quý phái, màu sắc nho nhã.

Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, các nhà may áo dài luôn tìm cách đưa vào  áo dài những cách thể hiện mới về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, kỹ thuật cắt may phù hợp xu hướng thời trang cũng như lấy cảm hứng từ những nét văn hoá dân gian Việt Nam.

Gần đây xuất hiện xu hướng may áo dài thổ cẩm. Với sự kết hợp hài hòa, tinh tế nhiều màu sắc, chất liệu thổ cẩm cộng với dáng trang phục hiện đại, áo dài bằng chất liệu thổ cẩm đem lại cảm nhận vừa phóng khoáng, mang đậm tinh thần của vùng đất, con người Tây Nguyên vừa mang nét sang trọng, thanh thoát cần có của áo dài.

Nếu ví mỗi mẫu áo dài như một bông hoa đẹp, thì những dải màu rực rỡ, những hoa văn truyền thống của thổ cẩm được sử dụng khéo léo, biến hóa thành “nhụy” của bông hoa, tô điểm vẻ đẹp trang phục truyền thống.

Chúng thể hiện tư duy thẩm mỹ, sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa cổ điển và cách tân; quen thuộc, gần gũi mà mới lạ, hấp dẫn; kín đáo mà vẫn "khoe" được vẻ đẹp của người phụ nữ.

Nhưng dù thế nào thì áo dài vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được cho phụ nữ Việt Nam.

Từ nét mặt tươi roi rói của nhóm chị em đang ríu rít chụp ảnh bên hoa xuân tôi đọc được sự tự tin khi lựa chọn áo dài để du xuân, thay vì những bộ váy áo đắt đỏ. Trong nắng gió ngày xuân, áo dài bay trên đường phố, như những cánh bướm nhiều màu sắc gợi lên hồn quê hương.

Họ nền nã, kiêu sa với chiếc áo dài truyền thống. Họ đầy sắc màu hoài niệm với chiếc áo dài kiểu dáng suông. Họ năng động, tươi trẻ với những chiếc áo dài cách tân. Họ khỏe khoắn nhưng không kém phần sang trọng với áo dài may bằng chất liệu thổ cẩm.

Ngắm áo dài du xuân, tôi luôn tràn đầy niềm tin rằng, dù mỗi năm mỗi thay đổi, nhưng tà áo dài thướt tha, dịu dàng và quyến rũ kia vẫn sẽ mãi tung bay trên khắp phố phường mỗi dịp xuân về.

Đủ để bao gã trai si tình thành thi sĩ!

HỒNG LAM

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by