Trong chuyến công tác về cơ sở vừa qua, chúng tôi đến thăm gia đình bà Y Ninh, 61 tuổi, trú tại Tổ 1, Khối phố 2, thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô). Đây là một gia đình thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh hết sức khó khăn, 2 vợ chồng già, bị bệnh lại phải nuôi người con tật nguyền và mắc bệnh tâm thần, rất cần sự chia sẻ, giúp đỡ của mọi người.
Cha tôi là người điềm đạm, ít nói, nhưng đã nói thì cứ gọi là sâu thăm thẳm. Cha tôi nói một câu rất hay mà tôi mãi khắc cốt ghi tâm: Cái gì trông bình lặng, giản dị lại chính là gốc của mọi thứ, hạnh phúc từ đó mà ra. Càng phô trương, ồn ào thì khi lui về với chính mình lại càng trống rỗng. Nói vậy và cũng thực hành vậy, thế nên cả một đời cha tôi sống rất nhẹ nhàng với những ân tình, thanh thản, say mê với những sở thích bình lặng của riêng mình.
Một chiều tháng 6, khi đi ngang qua chợ, tôi gặp một chị đang bán mủng sim chín tím mọng, căng tròn. Bỗng dưng những kỷ niệm từ thuở chăn bò, hái sim, hái móc trên đồi lại ập về. Bỏ tiền mua mấy lon sim, trong đầu tôi như một cuốn phim tua nhanh, rồi những ca từ dâng lên trong lòng: “Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ/ Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ” (Thu hát cho người- Vũ Đức Sao Biển).
Khi được tự lựa chọn nghề nghiệp dựa trên sở thích và năng lực của bản thân, con trẻ sẽ có động lực và trách nhiệm hơn. Lựa chọn đúng hay sai đều có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai.
Như bất chợt ngọn gió về ngang trời, hắn đầu trần, mặc chiếc áo phong phanh ào qua đường rồi dừng lại bên quán cà phê cóc ven đường. Kéo chiếc ghế nơi góc khuất, hắn vừa chậm rãi uống ly cà phê ấm nóng vừa ngắm nhìn vạt mưa tháng Sáu trắng xám xịt và dòng người lại qua.
Chiều mưa, tự nhiên hắn thèm được thưởng thức món bún mắm nêm miền Trung. Ngồi làm việc mà hắn như thấy trước mắt mình là tô bún thơm lừng mùi mắm nêm, với đủ gia vị chua, cay, mặn, ngọt, béo, bùi, của chanh, của ớt, của thơm (dứa), của thịt heo luộc, đậu phộng rang.
Vợ thường xuyên bị bệnh, chồng đi làm thuê nuôi cả nhà, gia cảnh vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khi người vợ lại gặp một tai nạn kinh hoàng phải cắt bỏ đôi tay.
Xe lăn bánh trườn theo con đường đèo dốc ngoằn ngoèo trong buổi sáng sương mù giăng lối. Qua ô cửa kính, mặt trời dần ló rạng, mây mù dần tan, núi rừng trùng điệp, làng mạc dần hiện ra. Hắn áp sát mặt vào cửa kính. Và tuyệt vời làm sao khi nhìn từ trên cung đường cao xuống, trước mắt hắn là những ô, những thửa ruộng bậc thang không đồng nhất giống như những hộp hình sống động xếp san sát vào nhau gửi gắm bao điều muốn nói.
Ở Tây Nguyên, mùa Hè đến, nắng nóng gay gắt đó rồi lại mưa đó. Mà không hẳn chỉ có những cơn mưa chợt đến rồi chợt đi mà còn xuất hiện những cơn mưa kéo dài hàng giờ đồng hồ. Không to quá, nhưng cũng không nhỏ quá, giống như những cơn mưa dầm của những ngày tháng Mười ở miền Trung quê hắn.
Hắn dừng xe chờ đèn đỏ dưới làn mưa bay lất phất. Trời bất chợt chuyển mưa, dù nhiều ngày qua nắng như đổ lửa. Mưa nhẹ nhàng, chỉ đủ ướt áo. Nhưng cũng làm cho đất trời xao xuyến một cách khác lạ.
Hoa phượng đã nở rực cả sân trường, những môn thi cuối cùng của học kỳ hai đã xong, cũng là lúc các em học sinh đang hân hoan, vui mừng chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè dài ngày.
Mỗi khi lắng lòng sau bao tất bật mưu sinh là hắn lại nhớ làng, nhớ nhà, nhớ cái giọng nằng nặng rặt quê. Với hắn, cái cảm giác nhớ làng, nhớ nhà, nhớ giọng quê thường là vào những ngày hè. Khi cái nắng nóng nơi quê hương thứ hai khiến hắn liên tưởng đến cái oi bức của gió Lào trên miền cát trắng quê nhà, khi đám con trẻ sau bao tháng ngày vất vả học hành được thoải mái nô đùa, í ới gọi nhau, cười đùa vang vọng cả không gian là hắn nhớ đến giọng quê nằng nặng chở bao đầy vơi thương nhớ.
Rực rỡ hơn cả nắng, những chùm hoa osaka vàng tươi thắp sáng cả một con phố, gợi nhớ bao ký ức tưởng chừng đã xanh rêu ở xó xỉnh nào đó trong tâm hồn chai sạn.
Dẫu bây giờ có được đi đó đi đây, được thưởng thức nhiều món ăn lạ, hấp dẫn, nhưng với tôi, món ăn của má nấu vẫn là ngon nhất, lúc nào cũng cho tôi cảm giác muốn ăn và thèm được ăn. Đi làm xa nhà, lâu lâu chưa được ăn lại thấy nhớ da diết.
Đều đặn mỗi ngày mẹ và con đều gọi điện thoại cho nhau, chuyện trò rỉ rả. Biền biệt mưu sinh phương xa, con và mẹ nào có được may mắn như câu ca xưa: “Có con mà gả chồng gần/ Có bát canh cần nó cũng đem cho”. Con có về hay mẹ lặn lội từ quê vào thăm, mỗi năm cũng chỉ gặp nhau một, hai lần vội vã, rồi lại ngậm ngùi tiễn tiễn, đưa đưa. Cả mẹ lẫn con đành chỉ biết thầm thì câu chuyện mỗi ngày qua chiếc điện thoại thông minh cho vơi niềm thương nỗi nhớ.
Mỗi lần có ai nhắc đến tên đất, tên làng, già đều cảm nhận được hồn đất, hồn làng gửi vào trong đó. Tên làng, mộc mạc, hiền lành thôi, như ngọn núi sừng sững ôm ấp làng từ ngày khai thiên lập địa, như con suối lặng thầm cho con nước mát lành, như bóng cây cổ thụ ngay đầu cổng làng vươn những chiếc cành đón chào người làng, người xa.
Sau nhiều ngày ngóng trông, mong đợi, chiều nay trời đã mưa. Vui thay, cơn mưa đến nhanh nhưng dùng dằng không đi nhanh, mà kéo dài hàng giờ, làm dịu mát hẳn bầu không khí oi bức, ngột ngạt do nắng nóng kéo dài đã bao ngày.
Dân tộc Gia Rai ở Kon Tum là một trong những DTTS tại chỗ có dân số khá đông, gồm nhiều nhóm như Chor, MThu, HơDrong, TBoăn, A Ráp. Người Gia Rai trên địa bàn tỉnh sở hữu nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, được bà con tích cực gìn giữ và phát huy. Hiện tại, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Gia Rai (nhóm A Ráp) đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.