• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Bên bếp, ngóng bánh xoài

19/01/2025 13:29

“Mẹ đã làm bánh xoài đón Tết rồi”, tiếng nhắc của mẹ tôi ở nơi miền xa nghe chừng như xa vắng nhưng chộn rộn những hân hoan, những đợi chờ, khi một năm nữa đang trôi dần về phía cuối. Tôi nghe trong gió thoang thoảng mùi thơm thơm của những chiếc bánh xoài nhỏ xinh ở miền thương nhớ ấy, như bóng quê, như tiếng mẹ gọi tôi về đón Tết.

Ngược về ấu dại mờ xa, tôi thấy tôi líu ríu bên mẹ những chiều cuối năm gió lạnh ào ạt cuộn về. Như được thỏa bao đợi chờ, bao ngóng trông, ngày mẹ sửa soạn làm bánh xoài với tôi cứ như đại tiệc giữa quê nghèo. Mấy chục quả trứng gà mẹ để dành cả bao hôm, cân đường treo cao bên góc bếp, mẹ bỏ vào chiếc thau nhôm đánh đều lên một lúc, rồi mới cho bột vào. Chẳng có máy đánh bột, mẹ lấy mấy đôi đũa tre chia đều ra làm hai tay, xiên chéo vào nhau, rồi mạnh tay đánh cho hỗn hợp bột, đường, trứng quyện đều, sánh mịn.

Nói thì nghe đơn giản vậy thôi, chứ khâu đánh bột này quan trọng lắm, mẹ tôi bảo vậy, quyết định đến chất lượng chiếc bánh có ngon không, hình dáng chiếc bánh có bung nở không. Nên lần nào làm bánh xoài, mẹ tôi cũng í ới gọi anh trai tôi khỏe tay đánh bột hộ. Còn tôi, cũng lăng xăng thử đôi lần, cảm giác nặng tay lắm, mới chỉ vài ba phút là rã rời xin thôi.

Bên bếp của mẹ. Ảnh minh họa

 

Xong khâu đánh bột, công đoạn khiến tôi hí hửng nhất là đổ bánh. Lần nào tôi cũng nhanh nhảu ngồi bên. Căn bếp cũ kỹ như chợt sáng ấm lên khi không gian lãng đãng mùi ngòn ngọt của đường quyện vị bùi bùi của bột. Hết mẻ này đến mẻ khác, mẹ tôi thoăn thoắt, tay cời lửa, tay múc từng ít bột đổ vào khuôn, rồi hân hoan lấy những chiếc bánh màu vàng nhàn nhạt bung nở như những bông hoa đặt lên chiếc thau có lót thêm mấy tờ giấy trắng. Lần nào cũng vậy, bánh làm ra, mẹ cẩn thận chọn những chiếc đẹp nhất để riêng trong chiếc hộp, phần còn lại mới để dành tiếp khách và cho các con ăn ngày Tết.

Cả buổi lăng xăng chạy vào, chạy ra, tôi háo hức với phần thưởng là mấy chiếc bánh được làm từ số bột dính chặt vào thau được mẹ thêm chút nước vào vét sạch nên chẳng được bung nở, xốp giòn mà chiếc nào chiếc nấy bèn bẹt, mềm mềm, nhũn nhũn. Nhưng với tôi điều ấy chẳng nề hà chi. Chỉ cần chút thơm thơm, chút ngòn ngọt của bánh quyện với hơi ấm bếp lửa hồng, với hương hoa lá ngày xuân từ ngoài sân vọng vào là đã thỏa bao ước ao, bao trông đợi ngóng chờ của những hồn nhiên ngày gian khó.

Mà bánh xoài là cách gọi của người quê tôi. Mãi sau này mới biết, cũng những chiếc bánh thân thương mà bao năm với tôi gắn liền với Tết, làm vào những ngày giáp Tết và phải ăn vào dịp Tết còn có tên gọi khác là bánh thuẫn. Nghe tên, hẳn nhiều người nhầm tưởng loại bánh này có chút nguyên liệu hay hương vị liên quan đến những quả xoài. Nhưng thực ra, người quê tôi bao đời chất phác, giản đơn, vốn quen nhìn vật đặt tên, cứ lấy hình dáng thon thon ấy, cứ lấy sắc vàng vàng na ná những quả xoài ấy mà đặt tên cho chiếc bánh.

Mà bánh thuẫn hay bánh xoài cũng đều vậy, cũng làm từ bột củ dong, cũng đường, cũng trứng gà và cũng là niềm ngóng đợi của bao đứa trẻ háu ăn như tôi bên gian bếp ấm nồng những ngày tháng Chạp.

Tôi vẫn nhớ mâm cúng tất niên với đủ món đơm đầy, mẹ tôi thể nào cũng để cạnh bên dĩa bánh xoài mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Tôi kiễng chân nhìn vào đủ sắc, đủ vị, chẳng thể nào quên dán mắt vào những chiếc bánh màu vàng vàng bung nở như những bông hoa mà khấp khởi đợi chờ.

Không khấp khởi đợi chờ sao được khi bao nỗi khát khao con trẻ ngày ấy, có chiếc bánh, chiếc kẹo ngòn ngọt xua tan những tháng ngày đông giá rét, xua tan những cơn đói bụng réo rắt đang gọi tên là chuyện ở xa xôi. Cứ phải chờ Tết về, niềm ao ước ngóng trông ấy mới hiển hiện bên từng căn bếp nhỏ. Bao đứa trẻ hết lăng xăng vào ra, lại hít hà phập phồng cánh mũi.

Thành ra, tôi cũng chẳng biết Tết gọi bánh xoài hay bánh xoài gọi Tết. Chỉ biết là từ lâu, lâu lắm rồi, khi trong từng căn bếp nhỏ dậy lên mùi ngòn ngọt, mùi beo béo của đường, của bột, của trứng gà là tôi mặc định Tết đang về.

Bao nhiêu năm trôi qua, cứ mỗi dịp Tết về, thấp thoáng trong ký ức tôi là những ngày lăng xăng phụ mẹ đổ bánh xoài. Đến giờ ngẫm lại chẳng hiểu sao những chiếc bánh mộc mạc, chẳng vỏ bọc, chẳng hương liệu, chỉ từ củ mấy bụi dong mẹ trồng ở góc vườn, đôi chục quả trứng gà, thêm cân đường vàng cơ quan cha tặng quà ngày Tết, lại khiến tôi hân hoan no ấm. Nên lời mẹ gọi nhắc đã làm bánh xoài đón Tết ở nơi miền xa nghe chừng như xa vắng nhưng chộn rộn những hân hoan, những đợi chờ khiến tôi nghe lòng mình chợt ấm. Tôi biết mình đang về dù ngõ căn nhà xưa vẫn còn xa.

NGUYÊN PHÚC

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by