Dù đã 82 tuổi, nhưng đôi mắt vẫn tinh tường, đôi tay vẫn dẻo dai vót từng chiếc nan, lột từng sợi mây, đan từng chiếc gùi, nia, mẹt, rổ rá... Với đam mê cùng đôi bàn tay khéo léo, mấy chục năm qua, già A Mơ ở làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) vẫn miệt mài “dệt” tình yêu với mây tre, giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.
Chúng tôi đến chân núi Chư Nang Brai (Vườn Quốc gia Chư Mom Ray), nơi chở che bao thế hệ người Gia Rai (nhánh Aráp) ở ngôi làng Bar Gốc (xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy) trưởng thành. Và thật bất ngờ với Bar Gốc, một ngôi làng tựa lưng vào rừng nhưng phải “đỏ mắt” mới thấy một nếp nhà sàn bằng ván cũ kỹ.
Nghệ nhân, già làng A Jring Đeng (sinh năm 1953) từ lâu đã nổi tiếng là “cây đại thụ” của làng Kon Brăp Ju (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) bởi những đóng góp trong phát triển văn hóa - xã hội tại địa phương, đặc biệt là về văn hóa dân gian, du lịch. Với những việc làm của mình, ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực phi vật thể, cồng chiêng vào năm 2018.
Từ chiếc mặt nạ với nhiều sắc thái khác nhau, những người ở làng phút chốc được hóa trang thành “người rừng” thời xa xưa. Trong tiếng cồng chiêng náo nhiệt, già A Yưk, làng Klâu Ngo Zố, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) - người chế tác nên những chiếc mặt nạ gỗ phấn khởi: “Có mặt nạ gỗ, lễ hội sinh động, vui vẻ hơn nhiều”.
Gần 25 năm gắn bó với phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương, nghệ nhân A Phái (sinh năm 1965) không chỉ góp phần đưa tiếng cồng chiêng của người Ba Na ở thôn Kon Tơ Neh (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) vang xa, mà còn “truyền lửa” đam mê cồng chiêng cho thế hệ trẻ trong làng và giúp bà con nơi đây thêm hiểu rõ, yêu quý giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
Nhiều năm qua, ở làng Chung Tam (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) luôn vang lên những tiếng boong boong. Đó là tiếng phát ra từ nhà ông A Um (56 tuổi). Người dân xã Măng Ri gọi ông A Um là một thợ rèn “chính hiệu” bởi ông luôn kế thừa những kỹ năng, kinh nghiệm từ cha mình để rèn ra những lưỡi cuốc, lưỡi rựa… sắc và bền.
Sáng sớm, đứng sau trụ sở làm việc của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) nhìn về ngọn núi Chư Mom Ray thật đẹp. Đỉnh núi cao sừng sững, lúc ẩn lúc hiện sau những đám mây bồng bềnh. Hít một hơi dài không khí trong lành của núi rừng, tôi xách ba lô theo cán bộ Ban Quản lý di chuyển về thôn Nhơn Bình (xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy) nơi có con đường mòn dẫn lên đỉnh núi.
Già làng Y Pan, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Thao Lợi và người già ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi quyết định ở nhà để kể cho phóng viên nghe những câu chuyện của làng. Trong mỗi câu chuyện, từng cử chỉ, lời nói và ánh mắt của họ đều dấy lên niềm tự hào, vì trải qua bao nhiêu biến chuyển, thăng trầm của cuộc sống, dân tộc rất ít người Brâu vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống tự bao đời.
Đan lát là một trong số nghề thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS trong tỉnh. Cùng với lồ ô, cây tre, le…, dây mây là nguyên liệu không thể thiếu, góp phần làm nên sản phẩm đặc trưng. Vì không dễ kiếm nên nó được các nghệ nhân và những người thợ nâng niu, giữ kỹ.
Với sự êm ả, mộc mạc, làng Weh, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum và lòng hồ thủy điện Ya Ly tựa như “trái tim xanh” trên vùng đất đầy nắng, gió. Đối với những người yêu thích loại hình du lịch trải nghiệm, đây chắc chắn là một địa điểm không thể bỏ qua. Bởi, nơi đây chứa đựng vẻ cuốn hút lạ thường, tựa “miền Tây sông nước”, kết hợp với sự độc đáo, đa dạng trong văn hóa của đồng bào dân tộc Gia Rai.
SUP là viết tắt của tên tiếng anh là "Stand up paddle board", có tên thông dụng là ván chèo đứng. Chèo thuyền SUP là môn thể thao trên mặt nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Môn thể thao này đã có ở nước ngoài rất lâu và mới được du nhập về Việt Nam, gần đây lại được các bạn trẻ ở Kon Tum ưa chuộng và thường xuyên trải nghiệm khám phá trên sông Đăk Bla tại khu vực Làng du lịch cộng đồng Kon K’tu.
Ở làng O, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, khi nói đến người đẽo tượng nhà mồ, mọi người nói ngay đến ông A Hyếu. Nhắc đến ông, mọi người trong làng thường dành cho ông những tình cảm tốt đẹp.
Cha qua đời đã lâu, song mỗi lần nhớ về cụ, ông A Đai lại không khỏi ngậm ngùi, thương nhớ. Nếu không được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bậc thân sinh tận tình chỉ dạy, một trong số nghệ nhân cao tuổi, nổi tiếng “khéo tay hay đan” ở làng Kon Chai (xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông) bây giờ không biết mình có thể miệt mài gắn bó với nghề đến giờ hay không?
Dù tuổi đã cao, mắt mờ chân chậm, nhưng vợ chồng nghệ nhân A Hninh (79 tuổi) và Y Gơih (80 tuổi) ở thôn Đăk Puih (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) vẫn ngày ngày miệt mài đan lát, vừa để có thu nhập vừa để gìn giữ nghề truyền thống.
Thời gian gần đây, thác Y Hai trở thành điểm đến quen thuộc của không ít người dân xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông bởi không khí trong lành, lại mang ý nghĩa tâm linh.
Dưới bóng mát của cây vú sữa già cỗi trước sân nhà, A Khis, chàng trai trẻ người Rơ Ngao (Ba Na) có tài năng về âm nhạc say mê truyền dạy lại cách chơi các nhạc cụ dân tộc cho trẻ em trong làng. Âm thanh từ cồng chiêng, k’lông pút và đàn đá vang lên khiến bọn trẻ thích thú, chúng chăm chú vừa nghe vừa hỏi A Khis rất nhiều điều về những nhạc cụ. A Khis giải thích rồi cười đáp lại. Khung cảnh buổi học cứ thế diễn ra rộn rã, cho đến lúc ánh nắng hoàng hôn tắt dần.
Chiều tà, ánh mặt trời nhuốm hồng làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum). Bà con đồng bào Ba Na từ ruộng rẫy trở về nhà. Giữa sắc trời chiều, người người qua lại khu nhà rông ở làng Kon K’tu mới được “khoác áo” mới, tôi thấy khuôn mặt ai nấy cũng tươi vui và vùng quê yên bình này đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Ngồi bên trong nhà sàn, dưới ánh mặt trời hắt qua ô cửa nhỏ, bà Y Yin (69 tuổi) cặm cụi dệt cho xong tấm thổ cẩm để kịp gửi khách du lịch ở nơi xa đặt mua. Ở làng, bà nổi tiếng là người dệt thổ cẩm giỏi với những họa tiết, hoa văn truyền thống của người Ba Na thật đẹp đẽ. Dưới bàn tay khéo léo của mình, bà đã “kể” bao câu chuyện về cuộc sống thường nhật của dân làng lên thổ cẩm mà ai một lần nhìn thấy cũng mê mẩn.
“Păi bôm pơ kam tung pló” hay còn gọi là bánh củ mì, là một trong những món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các lễ hội của người Xơ Teng - một nhánh của dân tộc Xơ Đăng ở 2 huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông.
Đến làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy), hỏi về nghệ nhân A Wich (79 tuổi) gần như ai cũng biết. Bởi ông không chỉ là nghệ nhân đa tài mà còn luôn tâm huyết sưu tầm, gìn giữ văn hóa, nghề truyền thống của dân tộc Gia Rai.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.