Nghệ nhân A Kyunh (44 tuổi) là đội trưởng đội chiêng nam ở thôn Kon Tơ Neh (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy). Nhiều năm qua, ông vẫn luôn giữ niềm đam mê, nhiệt huyết với bản sắc văn hóa dân tộc. Ông là người “giữ lửa” từng ngày cho văn hóa cồng chiêng nơi đây.
Không chỉ truyền dạy múa xoang, thạo các nghề truyền thống, bà Y Der (người Tơ Đra - một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) làng Kon Stiêu, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà còn giỏi cồng chiêng, chơi đàn k’long pút… Nghe bà Y Der chơi đàn k’long pút, những âm thanh phát ra từ những ống nứa lúc dìu dặt như tiếng nước suối chảy róc rách, lúc như làn gió đuổi nhau trên sườn đồi, lúc rì rào như tiếng nói của rừng sâu.
Dù đã gần 80 tuổi, nhưng nghệ nhân Y Beo (sinh năm 1945, làng Kon Klor, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) vẫn nhớ như in các làn điệu dân ca truyền thống của người Ba Na. Bà đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen về các hoạt động trong việc gìn giữ làn điệu dân ca, dệt thổ cẩm, đặc biệt, năm 2008, bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Dù đã cao tuổi, đôi mắt không còn nhìn thấy rõ nhưng mỗi lần nhắc đến âm nhạc truyền thống, gương mặt nghệ nhân A Níu (63 tuổi, dân tộc Gia Rai) như sáng bừng lên. Ông là một trong số ít nghệ nhân ưu tú làng Kleng, thị trấn Sa Thầy đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác truyền dạy văn hóa dân gian.
Từ lâu, tôi từng nghe tiếng đội đua thuyền làng Lung Leng, xã Sa Bình (huyện Sa Thầy), nhưng không rõ ai là người có công đưa đội đua thuyền của làng thường giành giải Nhất trong Hội đua thuyền hàng năm do tỉnh tổ chức. Khi nghe tôi tìm hiểu, Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Minh Thuận liền nói ngay: Đi gặp A Lưới - tay đua cự phách và huấn luyện viên nổi tiếng của đội đua thuyền độc mộc làng Lung Leng.
Đối với nghệ nhân Y Thun (69 tuổi) ở làng Đăk Rơ Chót (xã Đăk La, huyện Đăk Hà), cồng chiêng và các giá trị văn hóa của dân tộc Ba Na đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Dù đã cao tuổi nhưng nữ nghệ nhân Y Thun vẫn dành nhiều thời gian để tập chiêng, dệt thổ cẩm, xem đó là niềm vui hàng ngày.
Chuyến tác nghiệp tìm hiểu bánh tro của người Nùng ở thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) cho tôi một trải nghiệm thú vị về món bánh tro của người dân nơi đây. Bánh tro tuy dân dã, nhưng có hương thơm đặc trưng riêng, khó quên.
Thác Trô thuộc địa bàn thôn 1 (làng Kon Đó – Kon Đôi), xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy. Theo cách gọi của người Xơ Đăng, “côi” có nghĩa là thác nước, còn “Trô” là chỉ tên riêng. Thác có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và gần như còn ít người biết đến. Có người ví thác Trô như một “nàng công chúa ngủ quên”, bởi nó cuốn hút bất kỳ ai từng đặt chân đến đây.
Sau gần 4 năm chờ đợi, vào đầu tháng 8/2021, người Ba Na ở làng Kon Tum Kơ Nâm (phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) hân hoan vui mừng khi nhà rông mới của làng được xây dựng xong và đưa vào sử dụng phục vụ sinh hoạt văn hóa tinh thần của bà con dân làng.
Ngồi trong căn chòi rẫy của ông A Tam ở làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tâm hồn tôi như bay bổng theo những giai điệu bổng trầm của đàn nước. Bao năm qua, nhờ tiếng đàn nước, ông Tam vừa có thêm niềm vui, vừa xua đuổi được thú dữ và chim muông phá hoại mùa màng.
Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối thu, chúng tôi có dịp về thăm làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy). Tách biệt với sự ồn ào, náo nhiệt nơi phố thị, ngôi làng mang một vẻ bình yên, êm ả đến lạ với những ngôi nhà sàn cổ độc đáo của bà con dân tộc Gia Rai nơi đây.
Được anh bạn mời dự lễ hội Lúa non ở thôn Tê Pen, xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô), tôi như “mở cờ trong bụng”. Cùng anh tham dự lễ hội Lúa non, giúp cho tôi có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về phong tục, tập quán hay của người Xơ Đăng ở địa phương.
Đến làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà), không khó để hỏi thăm đường đến nhà nghệ nhân A Yăo (60 tuổi). Ông là người có khả năng chơi và sáng chế được nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt, ông còn nổi tiếng là một người đan lát giỏi và tâm huyết với việc truyền nghề cho thế hệ trẻ.
“Cồng chiêng là hồn làng, là văn hóa của người Tơ Đra (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) nói riêng và cũng như của nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên nói chung. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng là giữ hồn làng, giữ nền tảng văn hóa cho đời sau” – nghệ nhân A Nian giãi bày.
Về làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy), chúng tôi có dịp đến thăm gia đình vợ chồng nghệ nhân A Duih (58 tuổi) và Y Pyir (57 tuổi), dân tộc Gia Rai, nổi tiếng với niềm say mê đan gùi, dệt thổ cẩm và nhạc cụ dân tộc. Với ông A Duih và bà Y Pyir, niềm đam mê và lòng yêu nghề truyền thống đã giúp họ luôn giữ lửa và gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.
“Cà xạt” hay “xẻng” là cách gọi của người Giẻ Triêng ở xã Đăk Plô để chỉ một vật dụng tạo nên hệ thống âm thanh từ sức nước. Đối với bà con nơi đây, vật dụng này rất đỗi thân thuộc và được sử dụng để xua đuổi các loài chim, chuột, khỉ… không đến phá hoại cây lúa.
Làng Kon Brăp Ju chiều cuối tuần mưa rơi rả rích. Trong căn nhà sàn phía sau nhà rông của làng, nghệ nhân ưu tú A Hliek (47 tuổi), đội trưởng đội cồng chiêng của làng đem bộ cồng chiêng cổ ra lau thật sạch rồi ngồi ngắm nhìn. Từ khi có dịch bệnh Covid-19, thỉnh thoảng ông mới đánh bộ cồng chiêng của làng. Ông nhớ tiếng cồng chiêng ngân vang trong những lễ hội của làng, nhớ cả lớp truyền dạy cồng chiêng cho lũ trẻ. Ông mong dịch bệnh mau qua để cuộc sống trở lại bình thường, để tiếng cồng, tiếng chiêng tiếp tục ngân vang.
Chính hạt cơm nếp dẻo dẻo, hương thơm nhẹ mùi sữa quyện với vị cay nồng từ muối chấm đặc trưng của người Thái buộc tôi phải tìm đến nhà anh Lương Văn Nghiệp (thôn 1, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai) để thưởng thức lại món xôi nếp dẻo thơm.
Trong một lần đến thôn Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi), chúng tôi có dịp gặp nghệ nhân Y Ấp (52 tuổi), nữ nghệ nhân nổi tiếng của làng nắm giữ nhiều kỹ thuật và bí quyết dệt, tạo hoa văn độc đáo trên trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.