Gần nửa thế kỷ qua, ca khúc “Bóng cây Kơ-nia” luôn làm say mê, rung động bao người. Nhưng thường người nghe chỉ nhớ bài hát là của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, ít ai để ý đến dòng chữ: “Phổ thơ Ngọc Anh”.
3 năm trở lại đây, ngôi nhà của già làng Bloong Vẻ đã trở thành điểm “du lịch văn hóa bản địa” giới thiệu trên 100 vật dụng, nhạc cụ đặc trưng dân tộc Jẻ - Triêng cho các đoàn khách du lịch ghé thăm.
Theo Tỉnh lộ 676 từ huyện Đăk Tô đi vào huyện Tu Mơ Rông, ngay ở điểm đầu là dãy núi Mang Rơi án ngữ, đứng trên đỉnh đèo thấy mây lãng đãng bay ngay dưới chân, phóng tầm mắt nhìn sang phía tây sẽ bao quát được gần như toàn bộ vùng đất Đăk Tơ Kan và Đăk Rơ Ông,
Nhà Rông luôn là biểu tượng, niềm tự hào Tây Nguyên và sẽ còn tồn tại lâu dài trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng.
Bắt nguồn từ những cánh rừng đông Trường Sơn ngút xa chảy sang hướng Tây- Tây Nam rồi hợp lưu với dòng Pô Kô và đổ về sông Sê San hùng vĩ, sông Đăk Bla hiền hòa làm nên nét địa hình riêng có của mảnh đất cực Bắc Tây nguyên . Gắn liền với sự hình thành của dòng sông chảy ngược gần như duy nhất ở Việt Nam, từ xa xưa, thuyền độc mộc đã gắn bó với sinh hoạt hàng ngày của các cư dân người Ba Na bản địa. Đi qua năm tháng, thuyền độc mộc hôm nay vẫn còn là nét đẹp trong đời sống đồng bào.
Cũng như tỉa lúa, dệt vải, săn bắt…, rèn thủ công đã có từ rất lâu đời trong sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên . Ở vùng cực Bắc tỉnh Kon Tum hôm nay, cho dù cuộc sống đang ngày càng phát triển và cơ hội tiếp cận với các loại công cụ làm từ máy móc ngày càng nhiều, thì nghề rèn truyền thống vẫn còn đó, trong mỗi thôn gần, làng xa. Nét đẹp gần gụi còn in đậm dấu ấn qua những đôi tay cần cù, khéo léo của những người thợ giản dị được nối truyền.
Hơn 20 năm qua, một ông già người Xơ Đăng vẫn miệt mài lắng nghe, dịch từng lời sử thi của dân tộc với mong muốn giữ lại tinh hoa, nét văn hóa cho con cháu đời sau. Ông là A Jar, ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum).