Mồ côi từ nhỏ, chính nghề đan lát là “phao cứu sinh” của ông A Up, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà. Cũng bởi thế, dù nhịp sống thay đổi, không mấy ai mặn mà với cây tre, sợi lạt, già A Up vẫn một mực giữ nghề.
Mang trong mình niềm đam mê mãnh liệt với nhiếp ảnh, sức lực và tâm trí anh Nguyễn Ban (phường Duy Tân, thành phố Kon Tum) dành phần lớn cho những chuyến rong ruổi khắp các nẻo đường. Và sau mỗi chuyến đi ấy, anh lại “kể” về đất và người Kon Tum hiền hòa mà phóng khoáng, mộc mạc mà đẹp đẽ qua mỗi bức ảnh.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình dân tộc Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) có truyền thống lâu đời trong việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân gian ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà), nên ngay từ nhỏ, anh A Thuê (sinh năm 1991) đã biết hát cũng như biểu diễn các loại nhạc cụ của dân tộc. Giờ đây, anh đang tiếp nối truyền thống của gia đình gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Cho dù đã trôi qua hơn một tháng kể từ khi người Nùng thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) tổ chức Tết So lộc, nhưng trong tôi vẫn còn lưu lại những dấu ấn đẹp cùng những quan niệm hay của người dân về cái Tết độc đáo này.
Bằng tình yêu với văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na, nhiều năm qua, nghệ nhân Y Trech (57 tuổi) ở làng Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) vẫn say mê học hỏi và nghiên cứu thêm những giá trị văn hóa dân gian để làm giàu cho vốn hiểu biết của mình. Ngoài sở trường hát dân ca, bà Y Trech còn dệt được thổ cẩm và hiểu biết nhiều kiến thức văn hóa truyền thống.
Uống một hơi rượu nếp than do Nai Buih mời, tôi nghe hương rượu thơm nồng, ngọt thanh như thấm vào từng tế bào trong cơ thể. Không khó hiểu, từ lâu, rượu nếp than Nai Buih không chỉ nổi tiếng ở địa phương mà còn lan xa.
Từ khi còn nhỏ, ông A Thieuh (82 tuổi) và bà Y Nhôi (78 tuổi) ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) đã say mê vẻ đẹp mộc mạc, tinh tế của những sản phẩm thủ công truyền thống. Và cho đến nay, dù đã cao tuổi, hai vợ chồng nghệ nhân vẫn giữ nghề như một thói quen khó bỏ.
Mặc dù chưa được Nhà nước chính thức công nhận là nghệ nhân, nhưng từ lâu, già làng A Plung đã được người dân xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà xem như là nghệ nhân. Bởi ông là một trong số ít người ở địa phương có khả năng truyền dạy cồng chiêng, ting ning, tơ rưng, k’lông pút; chế tác ting ning, tơ rưng, k’lông pút...
Thủy điện Ia Ly được xây dựng đã hình thành nên vùng lòng hồ rộng lớn và tạo nguồn lợi thủy sản dồi dào. Cũng từ đây, người Gia Rai ở làng Chứ (xã Ya Ly, huyện Sa Thầy) bắt đầu gắn bó với nghề đánh bắt cá trên lòng hồ. Việc làm này không chỉ cải thiện bữa ăn mỗi ngày mà còn là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình.
Không biết từ bao giờ, con trâu trở nên gần gũi, thân quen và là một phần tất yếu trong đời sống người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà. Con trâu không chỉ là vật nuôi đơn thuần, mà còn gắn bó và để lại nhiều dấu ấn trong cộng đồng.
Nhiều năm qua, nghệ nhân Y Hwưch (53 tuổi, ở làng Đăk Rơ Chót, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) vẫn luôn gắn bó với khung dệt và nghề dệt thổ cẩm. Vì thế, dù tuổi đã lớn, nhưng ngày nào không ngồi bên khung dệt thì bà “ăn không ngon, ngủ không yên”.
Ở cái tuổi trên 90, bước chân không còn nhanh nhẹn, giọng nói hụt hơi, nhưng khi nghe tôi và các già làng trao đổi về cồng chiêng và các nhạc cụ truyền thống của người Hà Lăng (một nhánh của người Xơ Đăng), mắt nghệ nhân A Héa ở làng Rờ Kơi sáng lên. Hiểu lòng khách, miệng móm mém cười hiền, nghệ nhân liền rảo bước về nhà mang đàn tơ rưng, ting ning, sáo ting jâng... sang giới thiệu.
Đến làng Đăk Tiêng Ktu (xã Đăk La, huyện Đăk Hà), hỏi vợ chồng nghệ nhân A Biuh (68 tuổi) và Y Rac (69 tuổi) ai cũng biết, bởi vợ chồng ông là một trong số ít người vẫn đam mê gìn giữ và bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc. Tuy tuổi đã cao nhưng vợ chồng nghệ nhân vẫn luôn ý thức bảo tồn và truyền dạy cho con cháu bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
“Em đã bao giờ nghe đến thác Bring chưa? Đây là một trong những thác nước hùng vĩ và hoang sơ trên địa bàn huyện Kon Rẫy, gần như chưa có sự tác động bởi con người. Nếu có dịp, em hãy tự mình trải nghiệm xem sao, chị nghĩ địa điểm này sẽ không làm em thất vọng đâu”. Lời giới thiệu ngắn gọn của một đồng nghiệp trong chuyến tác nghiệp đã khơi dậy sự tò mò, tính hiếu kỳ và tôi có chuyến trải nghiệm với thác Bring.
Nằm trong quần thể Di tích lịch sử cấp tỉnh, Điểm cao 995 – Chư Tan Kra (xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy), ngôi nhà có kiến trúc giống nhà sàn của đồng bào dân tộc Gia Rai hiện là nơi trưng bày các kỷ vật, tư liệu hình ảnh của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên mảnh đất Sa Thầy. Những kỷ vật, tư liệu hình ảnh ấy là bằng chứng có giá trị lịch sử vô cùng to lớn về quá trình chiến đấu, hy sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc.
Từ năm 2019 đến nay, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Đề án “Làng truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh”, trong đó chọn làng Bar Gốc, xã Sa Sơn làm thí điểm.
Từ khi di cư ở vùng đất Quảng Ngãi lên Kon Tum sinh sống cho đến nay, người Hrê ở làng Vi Ô Lăk (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) vẫn gìn giữ nghề đan lát truyền thống của dân tộc. Đến nay, mặc dù xã hội phát triển, đời sống người dân cũng được nâng cao nhưng hầu hết hộ gia đình Hrê trong làng Vi Ô Lăk vẫn sử dụng các vật dụng được làm từ đan lát như giỏ, gùi, rổ, nia hay chiếu trong đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất. Đây cũng là cách để người dân gìn giữ nghề truyền thống.
Xã Đăk Nên được mệnh danh là xứ sở của cây cau tại huyện Kon Plông. Ở đây, cây cau phát triển tươi tốt, trải từ vườn nhà ra đồi núi và nhìn đâu cũng thấy cau. Việc ăn trầu cau trở thành tập quán và là một nét đẹp trong văn hóa của người Ca Dong.
Dù năm nay đã 75 tuổi nhưng hàng ngày, nghệ nhân A Lim ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) vẫn duy trì việc đan lát như một niềm đam mê đã ăn vào máu của ông. Việc làm của ông không chỉ để có thêm thu nhập đỡ đần con cháu mà trên hết, ông muốn lưu giữ nghề đan lát và bảo tồn văn hóa truyền thống của người Ba Na.
Không như một số DTTS làm men chỉ đơn giản từ một vài loại lá rừng, men rượu cần của người Brâu là sự kết hợp hài hòa trên mười loại cây với các bộ phận thân, lá, rễ, củ khác nhau; cho ra thứ nước cốt thơm cay, nồng đượm.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.