Làng ở gần rừng, cạnh đường đi vào vùng cao biên giới. Không còn du canh du cư, cuộc sống đã đổi thay khá nhiều. Giữa bao nhiêu nhà ngói nhà xây đan ken, vẫn lặng lẽ một nếp nhà sàn bình yên. Mái tranh thẫm nâu, tường thưng ván cũ.
Dọc tuyến đường Bạch Đằng chạy ven bờ kè Đăk Bla mùa này điểm tô thêm sắc đỏ của hoa lộc vừng đẹp đến lạ. Sắc đỏ từ những chuỗi hoa mành nhỏ, sắc đỏ từ trên nền đường hoa rụng rơi… như gây thương nhớ, níu chân bao người dừng lại.
Từ sau khi vợ chồng đứa con gái thứ 4 không may qua đời vì tai nạn, bà Y Cứu (62 tuổi) ở làng Plei Groi (xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum) đã nuôi dưỡng, cưu mang 4 đứa cháu nhỏ. Dù cuộc sống rất khó khăn, nhưng người bà ấy vẫn từng ngày lam lũ, chắt chiu để nuôi dưỡng những đứa cháu mồ côi...
Sáng ra, vừa gặp mặt, nhìn chị bạn mặt mày sưng húp, hai mắt mọng nước, tôi liền hỏi thăm: Sao thế? Chị chỉ chực chờ như có thế, nước mắt lã chã rơi, nghẹn ngào nói: Sao với trăng gì, ông chồng mê cá độ đã đánh mất 30 triệu đồng chỉ trong một trận bóng ở tận trời Nga.
Những năm qua, với nét hoang sơ, bình yên, làng cổ Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) trở thành điểm đến du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, việc phát triển du lịch cộng đồng nơi đây còn gặp phải nhiều khó khăn.
Thời gian qua, dòng sông Đăk Snghé chảy qua địa bàn huyện Kon Rẫy xảy ra sạt lở ở một số đoạn tại các xã Đăk Ruồng, Tân Lập… làm thiệt hại về tài sản nhà cửa, hoa màu, cây cối và gây nguy hiểm cho các hộ dân sống ven sông. Điều đó gây ra lo lắng cho người dân nơi đây; họ mong rằng chính quyền địa phương khẩn trương có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng sạt lở hai bên bờ sông.
Có người từng hỏi tôi: “Đà Nẵng đông vui, nhộn nhịp như vậy, sao không lập nghiệp, sinh sống mà lại quyết định trở về Kon Tum, sau khi đã hoàn thành 4 năm đại học”… Ừ, thì Đà Nẵng là thành phố lớn, mọi thứ đều phát triển hơn Kon Tum rất nhiều. Nhưng, với tôi, Kon Tum lại có một thứ mà Đà Nẵng không có, đó chính là gia đình.
Kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đã mấy ngày nhưng dư âm của nó vẫn còn âm ỉ. Cũng phải, giáo dục luôn liên quan đến mọi người, mọi nhà. Đã thế, kỳ thi THPT Quốc gia lại mở ra muôn vàn con đường cho hàng triệu nam thanh, nữ tú bước vào đời nên sự quan tâm đó, dư âm đó cũng là điều dễ hiểu.
Để vượt qua được kỳ thi quan trọng của cuộc đời, đến được với giảng đường đại học như mong ước, thật sự không phải là điều dễ dàng. Các sĩ tử đòi hỏi sự tập trung cao độ, tính kiên trì và quyết tâm ôn luyện. Để tiếp thu, nắm vững kiến thức, chí ít trong 3 năm học cuối cấp phổ thông, thật không hề đơn giản chút nào.
Khuya 22/6, tôi nhận được điện thoại của anh bạn thân công tác ở huyện Tu Mơ Rông. Lâu nay anh vẫn có kiểu gọi "hù chết người" đêm hôm như vậy. Tôi góp ý mãi mà anh vẫn chưa sửa.
Vấn đề xây dựng công trình trái phép để "trục lợi" từ đền bù dự án đã không còn là... chuyện hiếm trên địa bàn tỉnh. Một số người dân vì cái lợi trước mắt của mình, mà quên đi lợi ích chung của Nhà nước, của tỉnh nên cố tình vi phạm. Đã đến lúc cần có những giải pháp căn cơ hơn...
Từ bao đời nay, người nông dân sống nhờ đất, vì vậy, nhiều người ví đất đai, ruộng vườn chẳng khác nào là “khúc ruột” của mình. Đã là nông dân thì “tính nết” của mỗi chân ruộng, mỗi loại hạt và có cách gieo trồng, chăm sóc khác nhau… đều được họ hiểu tường tận.
Chiều nhạt nắng, tôi lên rẫy, vô tình thấy người ta thu hoạch đậu (đỗ). Phải rồi, mùa hè về cũng là mùa thu hoạch các loại đậu. Lưng cúi lom khom, các mẹ, các chị tỉ mẩn, chăm chỉ nhặt (hái) từng quả, người thì kẹp bên mình cái thúng, người xách theo cái bao, thi thoảng họ trêu nhau cười đùa như cố tình xua tan cái mệt mỏi… Chạm vào khung cảnh yên bình ấy, ký ức về những ngày hè tuổi thơ, tung tăng thu hoạch đậu cùng chúng bạn, đã xa lắm rồi, mà cứ ngỡ như vừa sang…
Đã nhiều năm nay, trong các cuộc tiếp xúc cử tri của HĐND các cấp, cử tri xã Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô) đã nhiều lần kiến nghị các cấp, các ngành sớm đầu tư xây dựng cầu Đăk Nơ ở thôn Đăk Nu của xã. Vì, cầu Đăk Nơ đã xuống cấp, gây nguy hiểm cho bà con khi đi lại, đặc biệt vào mùa mưa lũ.
“Sau 7 năm tìm mọi cách để chữa trị bệnh tật cho những đứa con của mình, mong muốn lớn nhất của vợ chồng chị là chữa chạy cho cháu khỏi bệnh để được đi học, vui chơi như bao đứa trẻ khác” - chị Y Thư ở thôn Long Dôn, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi tâm sự như vậy.
Mờ sáng không thấy con chó Milô vào phòng gọi dậy như thường ngày, ba tôi linh cảm có chuyện không hay xảy ra với nó. Thế là ngay lập tức ông bật dậy, chưa kịp làm vài động tác thể dục cho nóng người rồi mới bước xuống giường như mọi hôm, đã vội vội vàng vàng xỏ đôi dép nhựa vừa đi vừa gọi Milô.
Tình cờ, tôi được người bạn kể cho nghe một câu chuyện thần thoại đầy xúc động về người cha. Bỗng dưng trong lòng tôi trào dâng những nỗi niềm khó tả, có chút gì đó xót xa, nhớ thương nhiều người cha già của tôi đang ở miền quê xa tít ngoài Bắc…
Rừng núi suối sông Tây Nguyên quả là một “tổng kho” lương thực thực phẩm thiên nhiên mà đất trời ban tặng cho bà con các dân tộc thiểu số nơi đây một cách hào phóng. Thế cho nên các nhà dân tộc học đã dùng cụm từ “văn hóa rừng” để chỉ cho cuộc sống và tập quán nơi này. Và, chính bà con cũng có khái niệm “ăn rừng” để chỉ việc thụ hưởng của mình từ rừng trong đời sống cộng đồng.
Tháng Sáu là tháng của những cơn mưa rào bất chợt, tháng của những cành bằng lăng tím trên từng nẻo đường, góc phố hay màu đỏ rực rỡ của hoa phượng khiến mỗi người lại nhớ những kỷ niệm ngọt ngào về tháng Sáu năm nào.