• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Điều đọng lại sau ngày hội

11/11/2018 18:00

Thôn tôi đang ở vừa tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, chào mừng kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11), cũng là dịp để người dân trong thôn gặp gỡ, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết.

Không cần phải kể cũng biết, người dân trong thôn háo hức chờ ngày vui ấy như thế nào. “Việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết ở thôn ta đã được duy trì nhiều năm, trở thành nét đẹp văn hóa, là niềm tự hào của mỗi người dân trong thôn” - bác trưởng ban công tác mặt trận thôn nói.

Dù đây là việc làm thường niên, các “chức sắc” thôn tôi, như bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận đều đã quen việc, nhưng cũng bận tíu tít. Các đoàn thể như phụ nữ, thanh niên, hội người cao tuổi cũng hối hả với công việc.

Lẽ dĩ nhiên, đã là việc hệ trọng thì phải huy động sự vào cuộc của toàn dân; công tác chuẩn bị cho ngày hội cũng phải chủ động triển khai sớm; không thể “lùi xùi” được - mọi người bảo nhau.

Quán triệt tinh thần ấy, từ giữa tháng 10, thôn “triệu tập” cuộc họp đầu tiên để bàn công tác chuẩn bị. Vui thay, tôi được mời dự, vì "chú là nhà báo, đi nhiều, dự nhiều, đến họp để góp ý kiến cho thôn"- chị trưởng thôn nhắn nhủ.

Tại cuộc họp "mở màn" ấy, mọi người thống nhất với nhau rằng, phải làm thế nào để “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” thực sự trở thành một ngày vui chung, thu hút đông đảo người dân tham gia. Từ đó, góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần thêm khởi sắc tăng thêm tình đoàn kết, hiểu biết, tương trợ lẫn nhau, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Khí thế chuẩn bị cho ngày hội ở thôn tôi sau đó cứ hừng hực. Đoàn viên thanh niên hò nhau dọn dẹp đường làng ngõ xóm; phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, khơi thông cống thoát nước… Chị em phụ nữ và các cháu thiếu nhi thì mải miết tập luyện văn nghệ để tham gia ngày hội. Ai cũng có phần việc của mình.

Các bậc "vai vế" trong thôn băn khoăn nhiều nhất là làm sao để phần lễ của ngày hội được tổ chức trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc; phần hội thì làm gì để tạo không khí sôi nổi, nhưng không kém phần thân mật, đậm tình đoàn kết.  

Văn nghệ thì hẳn rồi, có nên tổ chức các trò chơi dân gian không? Có tổ chức “Bữa cơm đoàn kết” không? Rồi chuyện trang trí nơi tổ chức ngày hội, treo băng rôn, làm cổng chào và lễ đài... Mọi việc cứ bộn bề, nhưng mà vui. Mấy chú, mấy bác hể hả: Năm nay chắc chắn sẽ làm tốt, vì có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn mọi năm.

Điều làm tôi băn khoăn là, xem kỹ nội dung và công tác tổ chức ngày hội, tôi thấy mọi khâu "vũ như cẩn", không có sự đổi mới nào, vẫn giông giống ngày hội năm ngoái.

Đây nhé, nội dung phần lễ thì còn đơn điệu và hình thức, có cảm giác đi vào lối mòn, bởi vẫn là thời gian dành cho báo cáo dài lê thê. Đặc biệt, một bước hết sức quan trọng trong buổi lễ, đó là công bố quyết định và trao danh hiệu gia đình văn hóa, tuyên dương khen thưởng các gia đình tiêu biểu, nhưng ban tổ chức chỉ đọc tên, sau ngày hội, gia đình được biểu dương tự đến hội trường thôn để... nhận.

Bên cạnh đó, sáng kiến về việc dành một phần thời gian để nhắc nhở, phê bình những đối tượng rượu chè bê tha, gây rối trật tự công cộng, chưa thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ, những hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng hương ước cộng đồng dân cư... cũng bị bỏ qua.

Sau phần lễ đến phần hội, lẽ ra là giao lưu thi đấu thể thao với thôn bạn hoặc tổ chức một số trò chơi dân gian phù hợp nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hấp dẫn, nhưng do thiếu kinh phí nên vẫn chỉ tổ chức bữa liên hoan thuần túy, gọi là “bữa cơm đoàn kết”. Và thế là như mọi năm, bà con háo hức rủ nhau đến, nghe diễn văn nghệ, ăn uống rồi… về.

Một bộ phận người dân, do chưa nhận thức thật đầy đủ ý nghĩa của ngày hội, còn mang nặng tư tưởng ngày hội chỉ để đóng góp tiền liên hoan thôn xóm, nên thấy phiền, không tham gia...

Đã từng đi dự ngày hội đại đoàn kết hàng năm ở nhiều khu dân nên tôi cũng hiểu đây là vấn đề mà nhiều nơi gặp phải. Nhưng thiết nghĩ,  để ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư thực sự có ý nghĩa, thu hút được đông đảo người dân tham gia, phần lễ nên đổi mới theo hướng ngắn gọn nhưng trang trọng, đánh giá rõ những việc đã làm được và chưa làm được trong năm qua của thôn mình.

Nên lồng ghép phần biểu dương những gia đình có nhiều thành tích trong lao động sản xuất, nuôi dạy con cái thành đạt, các cụ tuổi cao gương sáng, các cháu học tập giỏi; nhắc nhở những gia đình chưa thực hiện tốt những quy ước và phong trào chung của xóm, qua đó động viên khắc phục, sửa chữa.

Và cuối cùng, dù điều kiện mỗi khu dân cư có khác nhau, thì trên hết, đó phải là ngày hội thực sự hấp dẫn, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia; là dịp người dân cùng gặp gỡ, trò chuyện để tình làng, nghĩa xóm thêm gắn bó...

Thành Hưng  

 

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by