• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

20/11: Nghĩ về nghề “gieo” chữ

19/11/2018 18:13

Mỗi ngày đến lớp, hành trang của giáo viên đâu chỉ là những viên phấn, cuốn sách, quyển giáo án mà còn là tình yêu con trẻ, học sinh. Đặc biệt, với các thầy giáo, cô giáo vùng sâu, vùng xa, tình cảm người thầy dành cho học trò càng thêm sâu sắc.

Sáng nay, đọc tin một cô giáo phạt học sinh tự vả vào miệng vì nói chuyện riêng trong lớp, vừa thấy trách nhưng cũng cảm thông với nỗi niềm của giáo viên ấy. Thực ra, họ đâu muốn làm tổn thương con trẻ, nhìn kỹ vấn đề, suy cho cùng, họ chỉ mong trò ngoan, chú ý vào bài giảng, lĩnh hội kiến thức. Nhưng, sự việc xảy ra, liệu có mấy ai hiểu?

Không thể phủ nhận, đâu đó vẫn còn giáo viên chưa tâm huyết với nghề, đánh mắng các em học sinh, ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; đâu đó vẫn còn tình trạng lạm thu, vẫn còn tình trạng bảo mẫu đánh đập các cháu… Thế nhưng, đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, chỉ là vết đen nhỏ trên bức tranh tươi sáng của nền giáo dục.

Góc bếp của thầy cô cắm bản nơi điểm làng Đăk Bối (xã Mường Hoong)

 

Nhìn rộng ra, hàng ngày những người thầy, người cô vẫn miệt mài dạy các em nhỏ tại các làng xa xôi không có điện thắp sáng, không có sóng điện thoại, thiếu cả nước sinh hoạt; vẫn còn đó nhiều người thầy luôn cận kề chăm sóc các em từ bữa ăn đến giấc ngủ.

Với nhiều giáo viên, mải mê với công việc trồng người, chợt giật mình nhận ra mình đã qua cái tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời; tình yêu không vượt được ngọn núi cao, không qua được những con đường cách trở, họ chấp nhận cô đơn với những vết chân chim hằn sâu trên mắt; chấp nhận khuyết đi một nửa hạnh phúc để mang đến con chữ, gắn bó với các điểm trường vùng sâu, vùng xa.

Cả tuổi thanh xuân bám trụ với các lớp học tại xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei), có khó khăn nào mà tôi và những giáo viên nơi này chưa trải qua, gian nan nào chưa từng nếm trải. Ấy vậy nhưng, nơi đây có mấy ai than thở, ngược lại, trong tâm trí của chúng tôi chỉ trăn trở: Phải làm sao để học sinh đến lớp đông đủ; làm sao để học sinh nên người.

Đường xá xa xôi, cách trở, vào mùa tựu trường, thầy cô phải lặn lội trèo đèo, lội dốc hơn 2 giờ đồng hồ, lên ngôi làng cheo leo không điện, không sóng điện thoại để vận động học sinh ra lớp. Nhưng khó khăn có nề hà gì. Đến bây giờ, hình ảnh em học trò nhỏ ngồi thui thủi trên chiếc chiếu rách mục, hì hục cạy từng hạt cơm dính trên chiếc xoong nhôm đen thủi vẫn luôn ám ảnh. Hoàn cảnh của các em quá khó khăn, chúng tôi chẳng quản đường xa, chỉ sợ con đường đến trường của các em leo lắt như ngọn đèn dầu trước gió.

Ở nơi đây, cái khó bó cái khôn, quanh quẩn lo cho đủ cái ăn, cái mặc, phụ huynh không còn tâm trí để ý tới việc học của các em. Nhiều em học sinh cấp THCS đã là lao động chính của gia đình, để các em yên tâm đến lớp, thầy cô phải tranh thủ lặn lội ra đồng, cùng phụ gặt cho xong đám lúa, gieo cho xong đám mạ để em yên tâm đến lớp.

Học sinh càng khó, thầy cô lại càng thương. Ngoài khuyên răn, dỗ dành, động viên, mỗi thầy cô giáo vùng cao luôn cố gắng bù đắp, giúp các em vượt qua nỗi tủi hổ, khó khăn. Chẳng mong quà cáp, lòng biết ơn, ở mảnh đất “nhiều không” này, thầy cô chỉ mong trời nhanh sáng để gặp học sinh; chỉ mong các em đến lớp đầy đủ.

May mắn được làm giáo viên ở vùng xa xôi, mới hiểu được nỗi khó khăn, vất vả của những đồng nghiệp ở những vùng miền khó khăn hơn. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”, hãy thử một lần chạy xe máy trên những cung đường đầy khúc khuỷu và dốc cao, một bên là vực sâu, một bên là núi cao lô nhô đá mới hiểu được nỗi vất vả của giáo viên. Hãy thử vượt những cung đường trơn trợt, lầy lội vào mùa mưa để mang con chữ đến cho các em, khi đó mới cảm nhận, và sẽ yêu biết mấy cái nghề gieo chữ này.

20/11, nghĩ về những kỉ niệm, trong lòng vẫn bồi hồi, xao xuyến. Và thật mừng xiết bao khi nhìn thấy lứa học trò năm nao giờ trở thành cô giáo mầm non; trở thành y sĩ, bác sĩ; khi thấy nhiều em thoát khỏi “ao làng” đi học đại học, cao đẳng, có thêm cơ hội việc làm. Quả thật! Có cần gì quà cáp, với những giáo viên vùng sâu, vùng xa, chính sự trưởng thành của các em là niềm vui, niềm hạnh phúc, tiếp thêm nghị lực để giáo viên bám làng “gieo chữ”. Và cũng chính sự thành công của các em đã giúp cho nghề giáo thêm cao quý…

Bài và ảnh: Trần Nhật Lam

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by