Không phải ngẫu nhiên mà trước đây trong hầu hết các trường học đều có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là học sinh phải học lễ nghĩa trước, sau đó mới học văn hóa. Nghĩa là giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng.
Kon Tum sáng nay lại mưa sập sùi. Mưa quất vào mặt ran rát. Bỗng giật mình bởi mùi hương hoa sữa thoang thoảng đâu đây. Ngước lên, thì ra là cây sữa già trước cổng đã bung nở từng chùm hoa trắng li ti.
Đi giữa mùa Thu Kon Tum tôi thấy lòng bình yên đến lạ. Bao muộn phiền của quá khứ, bao nỗi nhọc nhằn, mỏi mệt của cuộc sống dường như đều tan biến đi đâu hết. Chỉ một chút gió heo may vờn qua mái tóc khiến ta yêu hơn cuộc sống này.
Đi giữa vạt sim, giữa mênh mang nắng vàng trải dài khắp vạt cây sim lúp xúp, trái căng mọng, bất chợt thấy lòng bồi hồi như cố nhân lâu ngày hội ngộ. Gần gũi, thân thuộc. Hoài niệm về những mùa sim thời thơ trẻ cứ thế ào ạt ùa về.
Trong hoàn cảnh chồng chất khó khăn, chúng ta mới thấy hết sự hi sinh, cống hiến, tình yêu học trò vô bờ bến của các thầy cô giáo và những nỗ lực, khát vọng đến trường của học trò vùng khó.
Chiều nay lang thang một vòng quanh phố, trong cái cảm giác tê tê vì hơi lạnh của phố núi sau những cơn mưa kéo dài, tôi chợt nghe đâu đó rộn ràng tiếng trống lân, tiếng reo hò của bọn trẻ con. Và rồi những ký ức tuổi thơ về Tết Trung thu ngày xưa lại ùa về làm xao xuyến lòng tôi...
Ngày ấy, đến trường, chúng tôi nhiều đứa cơm chưa đủ no. Cả trường hơn hai trăm đứa quây quần chỉ một chiếc đèn kéo quân không lớn. Thành ra, mỗi chiếc đèn ông sao thực sự là niềm vui thiêng liêng, yêu quý quá chừng! Mỗi chiếc đèn góp vào, làm thành một trời sao ở ngay bên mình gần gụi.
Thay vì kỳ vọng con trở thành “ông nọ, bà kia”, viết tiếp giấc mơ dang dở của mình, các bậc cha mẹ hãy hy vọng con khôn lớn, sống có ích, hạnh phúc với công việc, với đam mê của chính mình.
Vậy là con gái đã chính thức rời xa vòng tay mẹ để đi học xa nhà. Loay hoay chuẩn bị đồ cho con để lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh nhập học, khóe mắt mẹ cứ cay cay. Bao niềm vui, nỗi buồn cứ lẫn lộn trong tâm can của mẹ…
Thay vào vị trí các chai nhựa đựng nước uống như thường lệ là các ly thủy tinh, ly sứ đựng nước tinh khiết hoặc nước trà vừa đảm bảo sạch, an toàn khi sử dụng nhiều lần. Điều này đang ngày càng phổ biến tại các cuộc họp, hội nghị của tỉnh nhằm hưởng ứng phong trào “chống rác thải nhựa”.
Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu, thay đổi thái độ theo hướng tích cực, ứng xử văn minh để tạo ra môi trường, không khí làm việc thoải mái, nhẹ nhàng, hiệu quả.
Khi thói quen xấu hình thành, môi trường ô nhiễm là điều khó tránh khỏi. Và khi môi trường ô nhiễm, tất yếu phải “hành động”. Mỗi người một tay, môi trường sạch ngay, bảo vệ môi trường vì môi trường, vì chính mình và vì mọi người.
Đến thăm gia đình anh Hiệp, đúng vào lúc chị Hạnh đang giữ ống chuyền để chồng mình rót nước vào dạ dày (thay vì uống). Bên cạnh anh chị là đứa con nhỏ tên Huỳnh Phúc An, ba tháng tuổi nằm trên tấm khăn giữa nhà. Nhìn cảnh tượng này khiến mọi người trong đoàn chúng tôi ai cũng ngấn lệ vì thương cảm.
Sinh được 2 người con trai kháu khỉnh nhưng chị bạn tôi lại tiếp tục mang bầu để “kiếm” một cô con gái cho “có nếp có tẻ”. Đứa con thứ 3 sinh ra vẫn là con trai. Lần ấy, dù được cán bộ Hội Phụ nữ đến tận nhà tuyên truyền, vận động, nhưng chị vẫn chưa chịu dừng lại. Chị bảo “tam nam bất phú” nên phải sinh thêm một đứa nữa. Và rồi, gia đình chị có 4 người con trai.
Kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2019 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Môn Lịch sử tiếp tục xếp vị trí cuối cùng trong tổng số 9 môn thi và có tới hơn 70% thí sinh không đạt được điểm trung bình, khiến nhiều người buồn và suy nghĩ về việc dạy và học bộ môn Lịch sử.
Ở Tây Nguyên đã lâu, đã từng nhiều lần được thưởng thức nước mắm cốt ở nhiều nơi nhưng cho đến nay trong tôi vẫn không quên được cái hương vị ngọt ngào của vị nước mắm ruốc xứ Huế quê mình.
Đang trên đường đi làm về thì trời đổ mưa. Mùa này, Kon Tum thường có những cơn mưa đến và đi bất chợt như thế. Ông dừng xe lại bên đường để mở cốp lấy áo mưa ra mặc. Nhìn dòng người vội vã lưu thông trên đường, ông tự nhủ với lòng “Đã có áo mưa rồi, đoạn đường về nhà cũng không quá xa nên không việc gì phải vội”. Nghĩ vậy nên ông cứ túc tắc…
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.