Trải qua chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành (1/10/1991 – 1/10/2021), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước lớn mạnh, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh.
Theo tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) tỉnh, tổng thiệt hại do bão số 7 gây ra trên địa bàn tỉnh là gần 5,5 tỷ đồng.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, độ che phủ rừng cao, khí hậu mát mẻ nên Đăk Glei rất thích hợp để phát triển các loại dược liệu. Nhận thấy đây là hướng đi giúp bà con các xã trên địa bàn phát triển kinh tế gia đình bền vững, huyện đã chú trọng phát triển dược liệu, trong đó tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 08 –NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn huyện.
Nhiều năm qua, phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững (gọi tắt là phong trào) đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống cho nông dân.
Không chỉ đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, đóng góp thiết thực vào công tác an sinh xã hội. Qua đó, góp phần chia sẻ khó khăn, chung tay cùng các cấp, các ngành chăm lo đối tượng yếu thế trong xã hội.
Phấn đấu về đích nông thôn mới cuối năm 2021, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Ia Dom (huyện Ia H’Drai) đã và đang quyết tâm, nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đạt chuẩn 19/19 tiêu chí.
Thời gian qua, các ngành chức năng đã tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản và bước đầu đã gặt hái được kết quả tích cực. Song để “gỡ nút thắt” đầu ra cho sản phẩm, nhất là khi một số nông sản chủ lực của tỉnh sắp bước vào vụ thu hoạch chính vẫn cần những giải pháp quyết liệt hơn.
Theo đánh giá của Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum, mặc dù đã có sự quan tâm rất lớn từ cấp ủy đảng, chính quyền, nhưng việc phát triển cây dược liệu trên địa bàn còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.
Trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ, sạt lở xảy ra liên tiếp gây tác động sâu rộng đến mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội, ngành Công Thương tỉnh Kon Tum đã và đang phấn đấu, nỗ lực để có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
“Phấn đấu đưa tỉnh Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia” là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Mục tiêu này cũng đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra với những bước đi hết sức cụ thể, rõ ràng.
Trong khi một số địa phương khác đang khó khăn và loay hoay tìm giảm pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư công thì Tu Mơ Rông là một trong ít địa phương thực hiện việc này khá tốt. Tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư đảm bảo so với kế hoạch, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Xác định việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đúng kế hoạch là nhiệm vụ cấp bách để hoàn thiện kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, huyện Kon Plông kịp thời ban hành kế hoạch thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ngay từ đầu năm.
Những năm qua, Công ty Điện lực Kon Tum đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình sản xuất kinh doanh với mục tiêu gia tăng hiệu quả vận hành, hướng tới chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Dù đã đạt được kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP, nhưng theo đánh giá của huyện Sa Thầy, địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần phải có những giải pháp mang tính đột phá mới đạt được mục tiêu đề ra.
Nhiều năm nay, tình trạng người dân ở khắp nơi mua phải sâm Ngọc Linh giả ngay tại địa bàn tỉnh Kon Tum diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Nhưng điều đáng nói là tình trạng trên diễn ra gần như công khai trên mạng xã hội nhưng việc ngăn chặn, điều tra, xử lý chưa được đơn vị chức năng quyết liệt vào cuộc để bảo vệ “Quốc bảo”.
Không chấp nhận với phương án huy động công suất điện khi chưa có sự thỏa thuận, bàn bạc nhưng ngành điện đã đơn phương cắt giảm, sa thải năng lượng điện nên hàng chục doanh nghiệp đầu tư điện năng lượng mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tại tỉnh ta đã đồng loạt ký đơn kiến nghị gửi tới Chính phủ, một số bộ, ngành Trung ương và cơ quan tại địa phương về những bất cập. Đồng thời, nêu những kiến nghị, đề xuất để bảo đảm sự công bằng cho nhà đầu tư.
Qua 5 năm thực hiện 02-NQ/TU, ngày 30/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh” đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất NNƯDCNC góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp...
Trước tình hình Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24 qua tỉnh ta có khả năng chậm tiến độ, Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu Sở GTVT phải có giải pháp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành trước 31/12/2021.
Thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Kon Plông triển khai có hiệu quả các nguồn vốn vay để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất. Qua đó, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nghèo áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.