Theo báo cáo của Sở GTVT, đến chiều 12/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 5, mưa lớn kéo dài làm một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị ngập, sạt lở ta luy dương, ta luy âm gây ách tắc giao thông cục bộ.
Chiều 12/9, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có báo cáo nhanh về những thiệt hại trên địa bàn tỉnh do mưa kéo dài, bởi thời tiết bị ảnh hưởng cơn bão số 5 gây ra.
Theo số liệu thống kê ban đầu của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, do ảnh hưởng bão số 5, mưa kéo dài từ đêm 10/9 và cả ngày hôm nay (11/9) ở nhiều nơi đã gây ra một số thiệt hại đối với các công trình hạ tầng và sản xuất nông nghiệp của người dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
Do ảnh hưởng của cơn bão số 5, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông có mưa to đến rất to, lượng mưa từ 96.2 mm đến 196.2 mm. Mưa lớn khiến nước trên các sông suối dâng cao và đã gây hư hại một số công trình hạ tầng trên địa bàn.
Trước hàng loạt khó khăn đến từ sự cạnh tranh trên thị trường và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh đã chủ động thay đổi tư duy và hành động; tích cực nghiên cứu, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, chuyển hướng sang bán hàng online trên nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.
Trong 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí số 10 về thu nhập được đánh giá là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất. Theo quy định, thu nhập bình quân đầu người phải đạt từ 41 triệu đồng/năm trở lên nhưng đến nay, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh chưa đạt được tiêu chí này, thậm chí với một số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới thì việc giữ vững và nâng cao tiêu chí này cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trong cả nước, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó, có lẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa. Đợt dịch lần thứ 4 này càng làm cho các doanh nghiệp vận tải lao đao, điêu đứng và đứng bên bờ vực phá sản.
Phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), là hướng đi đúng đắn và nhất quán. Thực tế cũng cho thấy, KTTT đã và đang phát huy vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, cần có thêm động lực mới.
Đưa cơ giới vào sản xuất là sự thay đổi lớn trong cách làm của người dân ở các xã trên địa bàn huyện Kon Plông. Từ đó giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nhân công, nâng cao hiệu quả trên một diện tích canh tác.
Thông tin từ Sở Công thương cho biết, theo kết quả bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2021 do Bộ Công Thương tổ chức trong tháng 8 vừa qua, tỉnh ta có 2 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, website, app, Zalo, tổng đài 19001909… khi có nhu cầu cung cấp các dịch vụ điện đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Thời gian qua, bệnh khảm lá mì xuất hiện và lan rộng ở nhiều địa phương làm hơn 656ha mì bị nhiễm bệnh. Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp và các địa phương kịp thời triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý bệnh, qua đó, từng bước mang lại kết quả tích cực, giảm những thiệt hại về kinh tế cho người dân.
Việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương, bởi vậy, những năm qua, huyện Tu Mơ Rông tích cực vận động, tuyên truyền các chủ thể tích cực tham gia chương trình và không ngừng nâng cao giá trị sản phẩm.
Những năm qua, tình trạng sạt lở đất trên dọc sông Đăk Bla xuất hiện ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến đất sản xuất, công trình cơ sở hạ tầng giao thông và đời sống của người dân. Và vào mùa mưa lũ, người dân lại càng thêm nỗi lo về sạt lở.
Khắc ghi lời dạy của Bác: “Giao thông là mạch máu của tổ chức, giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng, giao thông xấu thì các việc đình trệ”, những năm qua, cán bộ, công nhân, người lao động ngành GTVT Kon Tum không ngừng nỗ lực, tận dụng và tranh thủ nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, mở đường cho sự phát triển kinh tế- xã hội và tạo thuận lợi thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo góp ý Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn, phản biện.
“Tôi thấy nhóm bạn trẻ này có nhiều hoạt động rất thiết thực và hiệu quả” – đó là lời nhận xét của ông Đào Duy Khánh - Bí thư Huyện ủy Kon Plông dành cho nhóm bạn trẻ trong Dự án “Phủ xanh Măng Đen” với các hoạt động giúp huyện Kon Plông thêm xanh, sạch, đẹp.
Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo hướng chuyên môn hóa sẽ tạo điều kiện để ngành công nghiệp phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh, ông Huỳnh Minh Chương- Phó Giám đốc Sở Công thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Kon Tum về kế hoạch, giải pháp của tỉnh và ngành Công thương.
Chi phí đầu tư tăng chóng mặt, nông sản làm ra giá bán đã thấp lại còn khó tiêu thụ, người nông dân đang chật vật xoay xở trong cơn “bão” của dịch Covid-19.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.