Ông Phạm Thanh Bình, Trưởng Phòng NN&PTNT kiêm Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN-PTDS huyện Kon Plông cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão số 6 và hoàn lưu sau bão nên mấy ngày qua có mưa to, gió lớn, lũ các sông suối dâng cao đã gây ra một số thiệt hại về các công trình hạ tầng trên địa bàn huyện.
Không còn rộn ràng, nhộp nhịp như trước đây, Làng nghề H’Nor (phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum) và Làng nghề truyền thống và TTCN huyện Đăk Hà (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) trở nên đìu hiu, vắng lặng vì chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 30/6/2016 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, huyện Đăk Tô đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Thông tin từ UBND huyện Đăk Glei, do ảnh hưởng cơn bão số 6 có mưa liên tục kéo dài từ chiều tối ngày 23/9 đến chiều 24/9 gây ngập lụt và làm hư hỏng nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội, hư hại lúa và hoa màu của người dân trên địa bàn, ước tính tổng thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng.
Sáng 24/9, thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy (cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Sa Thầy) cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 6, vào rạng sáng 24/9, nhiều cầu tràn, đất sản xuất của người dân ở thị trấn Sa Thầy, xã Ya Xiêr và xã Rờ Kơi bị ngập nước khiến giao thông ở một số nơi trên địa bàn tạm thời bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi lại, hoạt động lao động sản xuất của người dân.
Ảnh hưởng cơn bão số 6, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn kéo dài đã gây ra một số điểm sạt lở trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, gây ách tắc giao thông cục bộ và gây khó khăn cho việc đi lại.
Ảnh hưởng cơn bão số 6, từ ngày 23 và 24/9, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông có mưa vừa, lượng mưa từ 29,6 mm đến 35 mm. Mưa lũ đã gây ra một số thiệt hại về hạ tầng giao thông và gia súc, cây trồng trên địa bàn.
Chiều 23/9, theo tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) tỉnh, tổng thiệt hại về nhà cửa, trường học, nông nghiệp, giao thông... do bão số 5 gây ra trên địa bàn tỉnh vừa qua là gần 60 tỷ đồng.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Kon Rẫy lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) xác định, công tác phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng và đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện tăng thêm 1.500ha rừng và nâng độ che phủ rừng lên 66,9%. Để đạt mục tiêu này, huyện Kon Rẫy đã và đang nỗ lực hoàn thành tốt chỉ tiêu trồng rừng năm 2021.
Chiều 21/9, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ngọc Hồi phối hợp với UBND thị trấn Plei Kần và UBND xã Đăk Kan tiến hành tiêu hủy 54 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi với trọng lượng 4.591 kg, trong đó, hộ ông Lê Xuân Hiền (thôn 4, thị trấn Plei Kần) 22 con; hộ ông Hoàng Viết Lượng (thôn 1, xã Đăk Kan) 32 con. Đồng thời, tiến hành phun thuốc khử trùng, tiêu độc trong ổ dịch và khu vực xung quanh ổ dịch.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ thương mại (NN&DVTM) Đăk Wớt Yốp (xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy) xây dựng sản phẩm OCOP chanh không hạt và trà đinh lăng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã này đã có mặt ở nhiều nơi trên thị trường trong tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 7/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVII, thời gian qua, huyện Đăk Tô cùng với việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên đã tập trung đẩy mạnh phát triển và nâng cao giá trị rừng.
“Ngọc Linh là tên xã, tên sâm, có tiềm năng thế mạnh để làm giàu với núi Ngọc Linh, sâm Ngọc Linh” là lời khẳng định của đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với chính quyền xã Ngọc Linh vừa qua. Ưu thế là vậy nhưng đến nay Ngọc Linh vẫn là xã nghèo nhất của tỉnh.
Sau gần 3 tháng triển khai, mô hình nuôi ếch do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sa Thầy hỗ trợ 6 hộ dân ở làng Chờ, xã Ya Ly đã cho kết quả hơn mong đợi.
Chiếm hơn 70% số hợp tác xã (HTX) toàn tỉnh, các HTX nông nghiệp không chỉ thể hiện vị thế “đầu tàu” của mình trong khu vực kinh tế tập thể bằng số lượng, mà còn bằng những đóng góp đáng kể trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Còn khoảng 1 tháng nữa là đến thời điểm người trồng sâm Ngọc Linh ở 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei xuống giống. Trong khi nguồn hạt và cây giống được thu hái, gieo ươm ở các vườn sâm Ngọc Linh của tỉnh không dễ mua, thậm chí là không có bán, thì người dân ở vùng trồng sâm lại đang dễ dàng mua được hạt giống bán trôi nổi trên thị trường với số lượng lớn.
Chiều 17/9, ông Phan Thanh Nam - Trưởng phòng Kinh tế thành phố Kon Tum cho biết, đến nay, thành phố đã triển khai trồng được 916,24ha rừng, đạt 86,85% so với kế hoạch năm 2021 đề ra.
Thời gian qua, ngành Thuế tỉnh kịp thời triển khai nhiều giải pháp, chính sách về tài chính, thuế để hỗ trợ người nộp thuế nhằm tiếp thêm nguồn lực cho các doanh nghiệp, người dân duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.
Sâm Ngọc Linh bắt đầu vào mùa thu hoạch quả và hạt, chuẩn bị cho vụ trồng mới. Và đây cũng là lúc tình trạng mua bán hạt giống sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng trở nên khó kiểm soát.
Mặc dù đã có sự chủ động các biện pháp phòng chống, nhưng trước sự tàn phá của thiên tai, Tu Mơ Rông là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cơn bão số 5 so với các địa phương khác trong tỉnh. Để khắc phục hậu quả, chính quyền huyện đang huy động các lực lượng khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục, ổn định cuộc sống của người dân.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.