Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sáng tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (NQ19) và Luật Đất đai 2013, thời gian qua, tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức thức hiện, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Tôi thật sự bất ngờ khi thấy ông già Sáu Điền (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) vận dụng thành thạo hệ thống tưới tự động cho vườn rau của gia đình. Trước đó, ông là người luôn nói “không” với việc áp dụng máy móc, công nghệ vào sản xuất.
Qua 10 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã tác động tích cực, toàn diện đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn người dân ở các cộng đồng dân cư giáp ranh với rừng.
Ngày 24/10, Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum) phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương huyện Đăk Tô tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chợ truyền thống trên địa bàn về việc thực hiện niêm yết giá và bán hàng theo đúng giá quy định. Đây là hoạt động nhằm bảo đảm thị trường hàng hoá, ngăn chặn tình trạng găm hàng, tăng giá trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Tỉnh ta là một trong những tỉnh có tiến độ giải ngân đạt cao, đứng thứ 2 trong khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, so với kế hoạch đề ra thì vẫn chưa đạt yêu cầu, do đó trong 3 tháng còn lại của năm, phải nỗ lực triển khai các giải pháp, quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ giải ngân theo kì hạn quy định.
Việc xuất hiện các ca F0 trong cộng đồng khiến tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh phức tạp hơn. Để đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân, Sở Công thương đã triển khai cho các doanh nghiệp, nhà phân phối tăng lượng dự trữ nguồn hàng, xây dựng các phương án vận chuyển, bán hàng, đảm bảo không để thiếu hụt hàng hóa trong mọi tình huống.
Thời gian qua, tuy gặp những khó khăn nhất định do tình hình dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp nhưng UBND thành phố Kon Tum tập trung chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn đạt được một số kết quả nhất định.
Sáng 21/10, ông Phan Thanh Nam – Trưởng phòng Kinh tế thành phố Kon Tum cho biết, hiện nay, đã cơ bản khống chế được bệnh khảm lá trên cây mì. Diện tích nhiễm bệnh giảm từ 366,98ha còn 79,5ha (giảm 287,48ha).
Ngày 19/10, Chi cục Chăn nuôi-Thú y thuộc Sở NN&PTNT có Văn bản số 319/CCCNTY-QLDB thông báo trên địa bàn tỉnh đã hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Chỉ ít ngày sau khi triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 (theo tinh thần Nghị quyết 116/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), hàng trăm người lao động trên địa bàn tỉnh được nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) do BHXH tỉnh tiến hành chi trả.
Toàn huyện Đăk Glei hiện có 594ha hồng đẳng sâm, đây là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện để giúp người dân nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, hiện người dân trên địa bàn các xã Mường Hoong, Ngọc Linh đang lo lắng vì giá hồng đẳng sâm xuống thấp chưa từng có.
Để ứng phó với tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thời gian qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh luôn nỗ lực hoạt động với phương châm vừa bảo đảm công tác phòng dịch, vừa đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, hỗ trợ các hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế nhằm góp phần thực hiện “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh.
Do ảnh hưởng của mưa lũ nên trên tuyến Quốc lộ 14C; Tỉnh lộ 672, 673, 675, 676, 677, 67; đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh (nhánh 1, 2); đường Sa Thầy - Yaly - thôn Tam An (xã Sa Sơn) - Ya Mô - Làng Rẽ (Mô Rai); đường Đăk Kôi - Đăk Pxi; đường tái định cư Thủy điện Plei Krông… bị sạt lở ta luy âm, ta luy dương, đất tràn mặt đường tại 183 vị trí.
Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời của Chính phủ, của tỉnh, của ngành chức năng đã, đang triển khai càng củng cố thêm niềm tin và sức mạnh để các doanh nghiệp, doanh nhân quyết tâm phục hồi sản xuất, vươn cao, vươn xa hơn nữa.
Theo báo cáo từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, tính đến 16h ngày 17/10, đã có 28 căn nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ (huyện Đăk Glei 27 nhà và huyện Ngọc Hồi 1 nhà); huyện Đăk Glei phải tổ chức di dời 67 hộ dân tại các xã Mường Hoong, Đăk Pek, Xốp, thị trấn Đăk Glei đến nơi an toàn; Trạm Y tế thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) bị ngập nước.
Theo thông tin ban đầu của Sở Giao thông Vận tải, đến đầu giờ chiều 17/10, mưa lớn kéo dài đã làm nhiều tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh bị sạt lở, ngập nước, giao thông bị ách tắc.
Theo thông tin phóng viên Báo Kon Tum nhận được từ huyện Kon Rẫy và huyện Sa Thầy, do ảnh hưởng bởi mưa lớn, rạng sáng 17/10, một số cầu tràn, đường giao thông đi qua một số xã trên địa bàn huyện Sa Thầy và một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kon Rẫy bị ngập nước, khiến giao thông tạm thời bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi lại, sản xuất của người dân.
Do ảnh hưởng của mưa bão, từ tối qua đến nay (sáng 17/10) trên địa bàn tỉnh ta nói chung và huyện Kon Plông nói riêng có mưa lớn kéo dài, đã làm sạt lở nhiều vị trí trên Tỉnh lộ 676 từ trung tâm huyện Kon Plông đi các xã Măng Cành, Đăk Tăng, Đăk Ring, Đăk Nên.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ chiều tối 16/10 đến sáng 17/10, trên địa bàn huyện Đăk Glei xuất hiện mưa to khiến nước các sông, suối trên địa bàn lên rất nhanh, trong đó có sông Pô Kô.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng và thực hiện một số mục tiêu về xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2021, Chương trình đã nhận được sự quan tâm, tích cực tham gia của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.