Sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy khóa XIV “về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực”, với nhiều giải pháp cụ thể, cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê là 1 trong 2 sản phẩm chủ lực đã vượt mục tiêu đề ra (cùng với điện sản xuất), vượt 40% diện tích (25.211/18.000ha) và 30,4% sản lượng (52.172/40.000 tấn).
Đầu tháng 11 vừa qua, huyện Ngọc Hồi sơ kết 1 năm triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Theo đó, có nhiều mô hình hay, hiệu quả về giúp hộ nghèo, cận nghèo làm kinh tế đang được phát huy ở các địa phương.
Tối 18/11, ông Nguyễn Quảng- Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Kon Tum cho biết, sau gần một ngày nỗ lực khắc phục, tập trung hốt dọn lượng lớn đất đá sạt lở trên đường và đến 17h cùng ngày đã thông xe trên tuyến đường Trường Sơn Đông.
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Kon Plông có mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở nặng ta luy dương và ta luy âm trên đường Trường Sơn Đông (đoạn qua xã Ngọc Tem) gây tắc hoàn toàn tuyến đường tại km 176 +100.
Ngày 20/7/2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Quyết định số 3298/QĐ-TCĐBVN về việc cho phép chuẩn bị đầu tư công trình sửa chữa trên hệ thống quốc lộ. Trong đó, tại Quốc lộ 24 đoạn qua trung tâm xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy đã được phê duyệt đầu tư sửa chữa, bổ sung hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông dài 2,78 km, với tổng kinh phí 2 tỷ đồng.
Thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả, nỗ lực giúp đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh thay đổi suy nghĩ trong làm ăn kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Tiêu biểu trong thực hiện chương trình này có Agribank Chi nhánh huyện Đăk Glei.
Các sản phẩm OCOP được công nhận ngày càng trở nên quen thuộc trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn tỉnh. Hình thành và phát triển các sản phẩm OCOP trong lĩnh vực du lịch cũng mang ý nghĩa hơn, khi các sản phẩm đặc trưng này sẽ tạo sức hút bằng “thương hiệu” của chính mình.
10 tháng vừa qua là khoảng thời gian kinh tế- xã hội của tỉnh đối mặt với nhiều thách thức, khiến việc thực hiện nhiều chỉ tiêu gặp khó khăn. Từ nay đến hết năm, thời gian còn lại không nhiều, vì vậy các cấp, các ngành của tỉnh đang tập trung dồn toàn lực để có thể hoàn thành kế hoạch năm 2021.
Từ thực tế của quá trình sản xuất và chủ trương phát triển cây ăn quả của Đảng ủy, UBND xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy như được tiếp thêm nguồn lực khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên phát triển bền vững” đang từng bước tạo ra vùng chuyên canh cây ăn quả ở địa phương.
3 năm qua, với việc triển khai chương trình OCOP, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Đăk Tô đã mạnh dạn thử sức, đầu tư để đưa ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, giá trị cao. Với việc được công nhận OCOP, các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn đã từng bước “gắn sao” trong lòng người tiêu dùng, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh đã được khởi động lại. Đây là điều mà các đơn vị vận tải mong mỏi sau thời gian dài bị “đóng băng” để phòng, chống dịch. Tuy nhiên, sau gần một tháng mở lại, hoạt động vận tải hành khách vẫn rất đìu hiu.
Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã nêu rõ: “Chuyển từ tinh thần đồng hành cùng nhà đầu tư sang tinh thần chủ động kêu gọi, theo dõi, làm việc với nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, rút ngắn tối đa thời gian chuẩn bị một dự án đầu tư nhằm thu hút, triển khai các dự án trên địa bàn”. Tinh thần mới này đã tạo nên tâm thế mới và cả những kỳ vọng mới trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh ta.
Những năm qua, với sự phát triển chung của xã hội nên tốc độ phát triển về cơ sở hạ tầng tại các đô thị trung tâm các huyện, thành phố có sự phát triển khá nhanh.
Sáng 6/11, UBND thành phố Kon Tum tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo thành phố với cơ sở kinh doanh hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên dịa bàn. Tham dự có đại diện UBND các xã, phường cùng các hộ kinh doanh hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm.
Mặc dù thời gian qua, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, nhưng tình hình vi phạm lâm luật vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ xâm hại rừng rất cao.
Thời gian qua, huyện Đăk Hà tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng trồng. Qua đó, người dân sống gần rừng tích cực tham gia vào công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng trồng, góp phần đạt được “mục tiêu kép” là vừa nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, vừa tạo được sinh kế cho người dân sống ở khu vực miền núi.
Thời gian qua, giá các mặt hàng xăng dầu, gas đua nhau tăng vọt. Điều này gây nên sức ép đối với chi tiêu của người dân và hoạt động của nhiều doanh nghiệp, đồng thời, kéo theo nỗi lo giá cả hàng hóa sẽ leo thang trong những tháng cuối năm.
Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) hiện đang quản lý, vận hành hơn 187 km đường dây 110kV, hơn 2.045 km đường dây trung thế và 1.583 km đường dây hạ thế, cấp điện cho 152.539 khách hàng trên địa bàn tỉnh. Để bảo đảm vận hành nguồn điện an toàn, liên tục, phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn trong mùa mưa bão, PC Kon Tum đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm ứng phó trước các tình huống thiên tai xảy ra.
Tu Mơ Rông được xem là vùng trọng điểm trồng dược liệu của tỉnh, song do nhiều yếu tố, diện tích trồng dược liệu chưa được mở rộng, gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, chưa phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế- xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống người dân.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.