Thực hiện Kết luận số 366-KL/TU ngày 17/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn”, ngày 13/3/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định 176/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai trong giai đoạn 2017-2020 và đến năm 2025 trên địa bàn. Chương trình đã nhận được sự đồng thuận từ phía người dân và doanh nghiệp, nhưng khi triển khai cụ thể, việc dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Mạnh tay đầu tư vào dây chuyền sản xuất gạch không nung, với mẫu mã đa dạng, đảm bảo chất lượng; giá thành tương đương với gạch nung, nhưng đầu ra cho sản phẩm này vẫn là bài toán khó cho các doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực mới mẻ này...
“Tham quan các mô hình kinh tế trong miền Nam, thấy nuôi cá bống tượng và cá chình cho thu nhập rất cao, nên tôi lên ý tưởng rồi cùng 3 người thành lập Hợp tác xã. Chúng tôi tin rằng, người ta làm được thì mình cũng làm được, chỉ cần biết tiếp thu, học hỏi và rút kinh nghiệm dần dần, nhất định sẽ thành công” – ông Nguyễn Đình Toan - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Hội Cựu chiến binh tổ dân phố 1, thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) chia sẻ.
Với mục tiêu hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội, trong 16 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Kon Tum đã triển khai tốt các chính sách tín dụng ưu đãi, giúp nhiều hộ gia đình có thêm vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Cùng với “thuốc giấu”sâm Ngọc Linh “Bảo vật Quốc gia”, sâm dây (tức hồng đẳng sâm, đảng sâm) là dược liệu quý của vùng núi Ngọc Linh nói riêng và các địa phương có địa hình, khí hậu đặc thù trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung. Thời gian qua, mặc dù đã từng bước được đầu tư mở rộng diện tích, tạo thành sản phẩm hàng hóa; song để đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thoát nghèo bền vững nhờ sâm dây, vẫn còn không ít vấn đề đặt ra.
Dẫn chúng tôi đi trên tuyến đường được bê tông hóa hoàn toàn, được tô điểm thêm bởi 2 hàng hoa ven đường, ông Nguyễn Đăng Lượng – Thôn trưởng thôn 5, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà tự hào: Không chỉ riêng trong thôn 5, mà bà con các thôn, xóm khác trong xã, rất có ý thức trong việc xây dựng, duy trì và giữ vững các tiêu chí nông thôn mới, đặc biệt là về tiêu chí môi trường và đường giao thông.
Khi nắng gió hanh hao trườn qua các dãy núi, ngọn đồi báo hiệu bắt đầu mùa khô ở Tây Nguyên, cũng chính là lúc người dân vùng Đông Trường Sơn ở các xã Đăk Man, Đăk Blô, Xốp, Đăk Choong, Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) rộn ràng với mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, được mùa cà phê xứ lạnh, bà con ai nấy đều phấn khởi.
Huyện Ngọc Hồi được Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2015 – 2019 hỗ trợ. Trong gần 4 năm qua (2015-2018), thông qua việc triển khai hợp phần hỗ trợ sinh kế, dự án giúp đỡ hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn huyện có sinh kế làm ăn, từng bước thoát nghèo.
Hơn một năm rưỡi triển khai thực hiện Kết luận số 366-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để thực hiện xây dựng “cánh đồng lớn”, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền huyện Kon Plông, bước đầu việc thực hiện trên địa bàn đem lại kết quả khả quan, mở đường cho đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp “bung ra”. Đây là tiền đề quan trọng tạo động lực để phát triển kinh tế nông nghiệp mạnh mẽ, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân ở huyện Kon Rẫy đã chủ động và tích cực phối hợp với cơ quan, đơn vị đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, tư vấn trong phát triển kinh tế nông nghiệp cho hội viên, nông dân. Các hoạt động này đã giúp hội viên, nông dân có điều kiện để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu; góp phần củng cố, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Bằng việc tăng cường giao khoán rừng cho cộng đồng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, kết hợp với tuần tra, truy quét lâm tặc, Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà bảo vệ sự bình yên cho những khu rừng và làm hồi sinh tài nguyên rừng.
Thời gian qua, hưởng ứng Phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) đã đẩy mạnh huy động các nguồn lực, triển khai thực hiện nhiều công trình, phần việc của thanh niên. Qua đó, đoàn viên, thanh niên góp phần hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đã triển khai kết nối hệ thống POS (POS là từ viết tắt tiếng Anh: Point of Sale nghĩa là các máy chấp nhận thanh toán thẻ), tạo nền tảng cần thiết để phát triển thanh toán điện tử khuyến khích không dùng tiền mặt. Việc dùng thẻ thanh toán qua POS đem lại sự tiện lợi cho người dân, góp phần tạo dựng văn minh thương mại trên địa bàn.
Dù chưa có số liệu khảo sát chính thức, nhưng tôi tin vào nhận định của một chủ cửa hàng tạp hóa lớn đưa ra là: có khoảng 70% – 90% số người tiêu dùng sẵn sàng chọn mua hàng hóa được sản xuất trong nước. Điều đó cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của hàng Việt...
Sau thời gian giá heo hơi hạ thấp, các hộ chăn nuôi heo bị thua lỗ, thời gian gần đây, giá heo hơi trên thị trường lại tăng “phi mã” và đang ở mức 52.000 - 56.000 đồng/kg , mức giá cao nhất trong vòng 5 - 6 năm trở lại đây. Giá heo hơi tăng cao, các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh bắt đầu tăng đàn heo trở lại, nhưng vẫn không ít e dè bởi sự “nóng lạnh bất thường” của thị trường...
Khi những vườn cà phê chín rộ, cũng là lúc tâm trí của người dân dồn hết vào chuyện giá cả. Sau 1 thời gian dài đầu tư công sức, tiền của cho vườn cây, đến mùa thu hoạch, thay vì vui mừng, người trồng lại "thót tim" vì giá cả liên tục nhảy múa...
Đến thăm vườn của anh Trần Văn Dũng (thôn 7, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà) chúng tôi không khỏi trầm trồ trước những cây cam, cây cà phê sai trĩu quả. Với sự cần cù, học hỏi, sáng tạo, anh Dũng đã vươn lên, trở thành tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, dám nghĩ dám làm.
Trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng mang lại lợi ích kép cả về kinh tế lẫn công tác quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên vướng mắc hiện nay là không thể cho người dân thuê rừng đặc dụng để trồng sâm Ngọc Linh vì trái với quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017. Điều may mắn là cây sâm Ngọc Linh đang tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt để phát triển.
Những năm gần đây, cây thanh long ruột đỏ đã và đang phát triển mạnh mẽ trên vùng đất nghèo huyện Kon Rẫy. Nhiều mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho nhiều hộ dân. Để cây thanh long ruột đỏ khẳng định được giá trị kinh tế, là cây kinh tế chủ lực, huyện Kon Rẫy xác định phải đưa cây thanh long ruột đỏ vươn tầm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 4/10 huyện, thành phố có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Sa Thầy và Ngọc Hồi. Tuy nhiên, cách quản lý, điều hành ở mỗi địa phương khác nhau nên có nơi làm tốt, nơi làm chưa tốt, vì thế hiệu quả thường trái ngược…
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.