Sau khi cán đích nông thôn mới vào năm 2015, xã Sa Sơn (huyện Sa Thầy) vẫn không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các chân đất lúa thiếu nước sang các loại cây trồng cạn, ngoài việc tiết kiệm nguồn nước tưới thì đây còn là giải pháp quan trọng để ứng phó với tình hình hạn hán, đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân. Xuất phát từ “lợi ích kép” kể trên, huyện Đăk Hà đã và đang đẩy mạnh triển khai thực hiện chủ trương đưa các loại cây trồng ngắn ngày vào canh tác trên những chân ruộng thường xuyên bị khô hạn, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh rau màu...
Sáng 22/4, Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum (Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên) tổ chức Lễ khánh thành Cửa hàng Xăng dầu số 27 (đường Bà Triệu, thành phố Kon Tum).
Phương pháp khai thác mủ cao su bằng ép khí ethylene không mới, đã được áp dụng ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Quảng Trị từ mấy năm trước; tuy nhiên, ở tỉnh ta, tháng 8/2018, phương pháp này mới được anh Nguyễn Thiện Tú – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đăk Hà, cũng là một nông dân trồng cao su triển khai áp dụng lần đầu tiên. Kết thúc vụ khai thác vừa qua, phương pháp này đã đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp khai thác mủ cao su truyền thống.
Xây dựng thương hiệu, cạnh tranh bằng thương hiệu là xu thế tất yếu trong điều kiện nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Đây là việc cần thiết để thiết lập, quảng bá và duy trì hình ảnh của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tỉnh ta dường như vẫn đang “bỏ quên” thương hiệu của mình.
Chiều 17/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ tổ chức khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại hợp tác xã năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến đang là xu hướng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Tại tỉnh ta, Kon Plông là địa phương đi đầu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và đang mang lại hiệu quả bước đầu đáng khích lệ…
Trong những năm qua, hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.
Điện tăng giá bình quân 8,36%, xăng tăng giá từ 1.377 - 1.484 đồng/lít. Chi phí đầu vào trong sản xuất, kinh doanh của không ít loại hàng hóa tăng cao, nhiều mặt hàng theo đó đồng loạt “rủ nhau” tăng giá, khiến người dân lo ngại thị trường hàng hoá sẽ thiết lập mặt bằng giá mới.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”, Trần Quốc Thiên ở thôn Tân Sang, xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) đã không ngừng nỗ lực vượt khó vươn lên. Từ chỗ nghèo khó, đến nay, người thanh niên này đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi với mô hình trồng cà phê xen chanh dây thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Thời tiết trên địa bàn tỉnh đang vào giai đoạn cao điểm của mùa khô nên nhu cầu tiêu thụ điện dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân tăng rất cao. Để đảm bảo nguồn điện phục vụ nhu cầu của khách hàng, Công ty Điện lực Kon Tum triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện với cam kết không để xảy ra thiếu hụt điện với bất cứ lý do gì.
Từ ngày 1/3, mức cho vay tối đa tại một số chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội được nâng lên 100 triệu đồng; thời hạn cho vay cũng được nâng lên 120 tháng. Quyết định này đang được hộ nghèo cả nước nói chung và ở huyện Đăk Hà nói riêng hồ hởi đón nhận, nhất là ở các địa phương cơ sở có xu hướng phát triển cây công nghiệp đang cần một nguồn vốn lớn để đầu tư.
Gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao, những năm qua, Chi đoàn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen (thuộc Ban Quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen) đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Kon Plông nói riêng cách thức làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Trong những năm gần đây, do những tác động không thuận từ tình hình kinh tế trong nước và của tỉnh, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Đăk Hà gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện vẫn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Có được kết quả này, trước hết phải nói tới những nỗ lực của Chi cục Thuế Đăk Hà trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp để họ tự nguyện, tự giác nộp thuế.
Trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn chủ động liên kết với các hộ nông dân, doanh nghiệp xây dựng thành chuỗi giá trị sản phẩm; đồng thời tích cực đẩy mạnh sản xuất tạo ra sản phẩm sạch và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên HTX và người nông dân...
“Đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển và tạo việc làm cho người lao động luôn là mục tiêu xuyên suốt mà thành phố Kon Tum thực hiện trong 10 năm qua. Hàng loạt các giải pháp được thành phố Kon Tum đưa ra nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường, đổi mới và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Điều đáng mừng là những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, thay đổi diện mạo đô thị Kon Tum” - đồng chí Nguyễn Văn Điệu - Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Kon Tum bằng nhận định như vậy.
Trong những năm qua, thành phố Kon Tum huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất và vận động người dân tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn trên địa bàn...
Trước đây, khi nhắc tới làng Đăk Wớt Yôp (xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy), nhiều người nghĩ tới đây là “điểm nóng”; bởi một số người dân ở đây bị hoạt động “tà đạo Hà Mòn” lôi kéo, lừa mị làm cho tình hình an ninh trật tự trở nên phức tạp. Đăk Wớt Yôp hôm nay đang khoác lên mình một diện mạo mới, với dáng vóc của một khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đang dần được hình thành.
Thông qua công tác tuyên truyền, Báo Kon Tum góp phần định hướng sản xuất, biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập; thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở địa phương.
Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các cấp, ngành và địa phương trên địa bàn thành phố Kon Tum đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt. Qua đó, giúp người dân từng bước thay đổi nhận thức, thói quen lựa chọn hàng hóa, ngày càng tin tưởng và ưu tiên sử dụng hàng Việt; doanh nghiệp tích cực hơn trong việc đưa hàng Việt phủ sóng trên thị trường, nâng cao hơn trách nhiệm với người tiêu dùng.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.