Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) có nhiều nỗ lực trong việc giúp dân phát triển kinh tế, giảm nghèo và nâng cao đời sống.
Để giảm bớt những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên hoạt động xuất nhập khẩu, từ đầu năm đến nay, Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Bờ Y phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác kiểm dịch, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa. Nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu tương đối ổn định.
Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, từ năm 2016 đến nay, huyện Đăk Hà triển khai nhiều giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ hộ nghèo sản xuất kinh doanh thông qua các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện trong những năm qua đạt được kết quả tích cực, nhiều hộ dân không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên làm giàu.
Chiều 20/4, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung (thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Kon Rẫy bàn giao công trình cấp nước sạch tập trung cho xã Đăk Tờ Re.
Từ ngày 16-20/4, Bưu điện tỉnh phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các địa phương tiến hành chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội 2 tháng 4- 5/2020 tại nhà cho người dân.
Tỉnh ta có nguồn dược liệu dồi dào, trong đó, có những loài có giá trị như sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm, lan kim tuyến, ngũ vị tử... Để khai thác hiệu quả, nâng tầm giá trị của dược liệu, thời gian qua, các cấp, các ngành chú trọng đầu tư, hỗ trợ bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu và gắn với chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dược liệu địa phương.
Tác động của dịch bệnh Covid-19 và cung vượt cầu khiến những hộ chuyên canh rau ở phường Thắng Lợi (thành phố Kon Tum) lao đao. Nhiều hộ trồng rau đã xử lý bằng cách “tặng” rau cho các nhóm từ thiện hoặc phải nhổ bỏ để lấy đất tái vụ.
Cuối năm 2018, thành phố Kon Tum tiến hành xây dựng Ðề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, thành phố triển khai cho các địa phương, vận động các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ (gọi chung là các chủ thể) đăng ký và xây dựng các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế.
Năm 2020, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) tiếp tục ưu tiên các nguồn lực để giảm tỷ lệ hộ nghèo, phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm còn 7%.
Bắt đầu từ 00 giờ ngày 18/4/2020, Sở Giao thông Vận tải cho phép hoạt động trở lại vận tải hành khách liên tỉnh từ Kon Tum đi các tỉnh thành thuộc nhóm III.
Ngày 17/4, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá, chấm điểm bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2020.
Trước những thách thức do dịch bệnh Covid-19 gây ra, tập thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) của Truyền tải điện Kon Tum xác định mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa quản lý vận hành lưới điện truyền tải đảm bảo an toàn, liên tục, ổn định”, chung sức, đồng lòng chung tay chống dịch.
Giá rau bán lẻ trên thị trường vẫn ở mức cao, nhưng giá rau bán ra tại ruộng lại rẻ như cho, thậm chí khó bán vì thương lái ép giá, khiến người trồng rau trên địa bàn thành phố Kon Tum gặp rất nhiều khó khăn.
Dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, khó lường, tiếp tục gây nên những hệ lụy nặng nề đối với tình hình kinh tế - xã hội. Ngay lúc này các chuyên gia kinh tế cho rằng, cùng với việc thực hiện “nhiệm vụ kép” là chống dịch và duy trì sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, cần chủ động xây dựng các kịch bản cho thời kỳ “hậu Covid-19”.
Là ngân hàng thương mại đi đầu trong công tác tín dụng hỗ trợ tam nông và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) triển khai nhiều biện pháp để vừa bảo vệ sức khỏe cán bộ, người lao động và các khách hàng trực tiếp đến giao dịch với ngân hàng, vừa duy trì hoạt động và có biện pháp hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, nhất là những tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vượt qua khó khăn do cơn “bão” dịch bệnh gây ra.
Dịch bệnh Covid-19 khiến cho nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách. Hoạt động bị tạm ngưng, hàng trăm người lao động không có việc làm, giảm thu nhập, một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
Thời gian qua, thành phố Kon Tum đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có đất sản xuất lúa ở các vùng thường xuyên bị hạn chuyển sang các loại cây trồng khác như hoa màu, mía, cao su… Tuy nhiên, hiện nay, đầu ra của các loại nông sản trên đang bấp bênh theo kiểu “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, dẫn tới tình trạng người dân có chiều hướng quay lại trồng lúa như trước đây.
Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, cấp dự báo cháy rừng luôn ở mức rất nguy hiểm (cấp V), Vườn Quốc gia Chư Mom Ray chủ động triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống cháy rừng nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất khi xảy ra cháy rừng.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cấp ủy đảng, chính quyền xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi) chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân tự giác tham gia, trên cơ sở quán triệt quan điểm “người dân vừa là chủ thể thực hiện vừa là đối tượng thụ hưởng” trong xây dựng nông thôn mới. Bằng sự linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành của cả hệ thống chính trị cơ sở và sự nhiệt tình hưởng ứng của người dân, đến nay, xã Đăk Dục đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và về đích sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đề ra.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại, kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế ở nước ta đang có những dấu hiệu xấu đi, do phải tập trung đối phó và đẩy lùi dịch bệnh.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.