Thực hiện Kế hoạch số 51-KH/TU, ngày 17/6/2013 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 56-KL/TW, ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, những năm qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tích cực phối hợp với các cấp, các ngành tạo điều kiện cho các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) phát triển, với mục tiêu giúp đỡ các thành viên yếu thế có thể tiếp cận vốn, kinh nghiệm và sản xuất kinh doanh.
Huyện Kon Plông chỉ đạo các địa phương trên địa bàn triển khai việc trồng xen canh một số loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, có hiệu quả kinh tế trên diện tích cà phê của các hộ dân thuộc Đề án hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh. Đến nay, việc triển khai trồng xen canh này bắt đầu mang lại những kết quả tích cực, tạo hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định.
Mùa khô Tây Nguyên đang ở thời kỳ cao điểm, vào thời điểm này rất dễ xảy ra cháy rừng. Vì vậy, ngành chức năng huyện Ngọc Hồi đang chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy đối với gần 40.000 ha diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn nhằm ngăn chặn có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất nạn cháy rừng.
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua làm nguồn nước ở nhiều hồ đập trên địa bàn huyện Đăk Hà khô cạn; đồng ruộng nứt nẻ, nhiều diện tích lúa chết dần và cháy khô. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tại, trên địa bàn huyện có 71,57ha lúa mất trắng.
Những năm qua, việc triển khai thực hiện Kết luận số 220-KL/TU ngày 12/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chấn chỉnh tình trạng xây nhà ở, công trình kiến trúc trái phép trên địa bàn tỉnh; các chỉ thị của UBND tỉnh (Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 30/3/2015 về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 15/6/2016 về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh) đạt được những kết quả tích cực.
Để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 01/06/2016 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền địa phương tiến hành rà soát, đánh giá và quyết liệt triển khai các giải pháp hữu hiệu nhằm phấn đấu đưa các xã nằm trong kế hoạch về đích nông thôn mới trong năm 2020 theo đúng lộ trình.
Chiều 31/3, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, do không nhận thức rõ vấn đề, nhiều người dân vẫn đổ xô mua các nhu yếu phẩm chưa cần thiết để tích trữ.
Từ ngày 28/3, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết đã tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhưng tại các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố Kon Tum, mọi hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường. Hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân rất dồi dào, giá cả ổn định.
Từ ngày 31/3, thêm một vài tuyến vận tải hành khách tuyến cố định từ tỉnh Kon Tum đi các điểm tại những nơi vùng dịch dừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh Covid-19 lây lan. Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Sở Giao thông Vận tải trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách của tỉnh.
Để góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh nỗ lực đề ra nhiều giải pháp tích cực, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhận ủy thác để chuyển vốn đến tận tay người thụ hưởng. Bằng những nỗ lực đó, tín dụng chính sách đã thực sự giúp người nghèo có vốn làm ăn để vươn lên.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum và Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia Lai đã thống nhất việc tạm ngừng hoạt động tuyến xe buýt Kon Tum - Gia Lai để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2020, cùng với cả nước, các địa phương, cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn tỉnh ta thực hiện tắt giảm bớt các thiết bị điện không cần thiết trong thời gian 1 giờ, từ 20h30 - 21h30 ngày 28/3.
Khi bắt tay vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, xã Đăk Ngọk được xem là một trong những xã có xuất phát điểm thấp trên địa bàn huyện Đăk Hà, điều kiện kinh tế- xã hội còn những khó khăn nhất định, lúc bấy giờ địa phương chỉ mới đạt 8/19 tiêu chí nông thôn mới. Với nhiều nỗ lực, qua 4 năm tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới, xã Đăk Ngọk đã bứt phá vượt bậc và sớm đạt được 19/19 tiêu chí nông thôn mới.
Tắt điện một giờ, hành động 365 ngày để góp phần xây dựng một cuộc sống xanh là điều mà chiến dịch Giờ Trái đất hàng năm hướng đến. Và, hơn 10 năm qua, chiến dịch này đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, làm thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội theo hướng tích cực; người dân cả nước nói chung và ở tỉnh ta nói riêng từng bước nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Khoảng 1 tháng nay, khi thủy điện Thượng Kon Tum (thuộc Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh) tích nước tạm hồ chứa, lượng nước chảy xuống phía thủy điện Đăk Ne (thuộc Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng Trường Thịnh) chỉ đạt 0,75m3/s. Lưu lượng nước không đảm bảo, thủy điện Đăk Ne không xả theo quy trình 1,29m3/s, khiến hơn 100ha hoa màu, cây trồng của người dân tại thôn 3, xã Tân Lập và xã Đăk Tờ Lung (huyện Kon Rẫy) bị thiếu nước trầm trọng. Sau khi xảy ra vụ việc, Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng Trường Thịnh và Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã thống nhất triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ, đảm bảo việc sản xuất cho bà con khu vực hạ lưu.
Bước vào cao điểm mùa hanh khô, nắng nóng gay gắt kéo dài, các cánh rừng trên địa bàn huyện Sa Thầy luôn ở mức cảnh báo cháy rừng cấp 5-cấp cực kỳ nguy hiểm. Đây cũng là khoảng thời gian những người thực hiện nhiệm vụ “canh lửa, giữ rừng” phải vất vả, lo lắng và phải tập trung cao độ nhất để giữ “bình yên cho những cánh rừng”.
Ngày Nước thế giới 22/3/2020 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề là “Water and Climate change”- “Nước và Biến đổi khí hậu”, nhấn mạnh vai trò quan trọng của tài nguyên nước, các giải pháp quản lý bền vững nguồn nước trong việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của người dân; phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sa Thầy đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, bộ mặt kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện có những thay đổi tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn được nâng cao.
Hướng đến sản xuất sản phẩm trái cây sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đi Châu Âu, 2 anh Phạm Quang Huy và Phạm Anh Tuấn thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Chế biến nông lâm sản Nghĩa Phát ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) để trồng 300ha cây ăn quả theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Mục tiêu của Công ty đặt ra sau 4 năm là chào bán các loại trái cây như mít, sầu siêng ở tỉnh Kon Tum, đồng thời tìm đối tác xuất khẩu sang Châu Âu.
Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, đến thời điểm này, tình trạng khô hạn kéo dài đang diễn ra tại hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kon Rẫy. Để hạn chế tối đa thiệt hại, chính quyền và người dân trong huyện đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chống hạn cho cây trồng và đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.