Tính đến nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác 174.632 triệu đồng, với 4.722 lượt hộ vay và thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đối với những khoản nợ đến hạn trong tháng 4/2020, với tổng số tiền 40.181triệu đồng cho 1.074 hộ vay.
Ia H’Drai là huyện biên giới nghèo được thành lập từ năm 2015. Những ngày đầu mới thành lập, đời sống của người dân ở đây (chủ yếu là công nhân của các công ty, nông trường cao su) còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào tiền lương nhận khoán chăm sóc và thu hoạch mủ cao su theo thời vụ. Với sự “tiếp sức” từ nguồn vốn chính sách, đến nay, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo.
Sau hơn 2 tháng triển khai thi công, ngày 6/5, Công ty Điện lực Kon Tum phối hợp Sở Công thương tổ chức nghiệm thu, đưa vào sử dụng công trình đưa điện lưới Quốc gia đến thôn 3 và thôn 5 (xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô), đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho 70 hộ dân.
Đến làng Rô Xia (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) hỏi chàng trai A Nga 27 tuổi, có thân hình chắc nịch, hay cười, với biệt danh “Luật sư” thì ai cũng biết. Bởi đơn giản, anh “nổi tiếng” vì khi đã tốt nghiệp Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt nhưng lại quyết tâm trở về quê hương trồng trọt và chăn nuôi.
Tối 28/4, trong chương trình thời sự Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) có phát sóng phóng sự phản ánh về tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển mua bán gỗ trái phép trên địa bàn các huyện Kon Rẫy, Đăk Tô và Đăk Glei. Ngay sau đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh và xử lý các đối tượng và hành vi vi phạm.
Xác định nâng cao thu nhập cho người dân chính là cơ sở quan trọng, tạo nền tảng góp phần hỗ trợ để hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới còn lại; trong năm 2020, xã Ya Xiêr tiếp tục tận dụng và phát huy các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước từ các chương trình, dự án, chính sách; các nguồn vốn xã hội hóa để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững nhằm làm “đòn bẩy” nâng cao thu nhập cho người dân.
Thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) hiện có 11 cộng đồng với 531 hộ dân ở 5 thôn đang tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích 4846,82ha. Hàng năm, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ tuần tra, hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, các cộng đồng ở đây còn sử dụng nguồn tiền nhận khoán từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng rất hiệu quả.
Những ngày qua, nhiều khách hàng hết sức bất ngờ khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 4 vì số tiền phải trả tăng đột biến. Ngành Điện đã đưa ra những lý giải cho việc này.
Sau 45 năm kể từ Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, với sự nỗ lực phấn đấu, sự đoàn kết, đồng lòng khắc phục hậu quả chiến tranh, tích cực lao động sản xuất, huyện biên giới Ngọc Hồi có nhiều đổi thay rõ nét; kinh tế- xã hội ở nơi đây đã “bật dậy” mạnh mẽ, đưa Ngọc Hồi trở thành vùng kinh tế động lực mạnh của tỉnh.
Sau hơn 9 năm triển khai thực hiện, chi trả dịch vụ môi trường rừng được khẳng định là chính sách “vàng” để tỉnh Kon Tum bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Cùng với tạo lập được nguồn kinh phí ổn định giúp các đơn vị chủ rừng “không thiếu tiền” để bảo vệ rừng, chính sách này còn giúp hàng nghìn hộ dân, với chủ yếu là đồng bào DTTS của tỉnh thoát nghèo, thậm chí làm giàu được nhờ rừng, từ đó gắn bó hơn với rừng.
Ngày 29/4, Điện lực Kon Plông và Sở Công thương tổ chức nghiệm thu, đưa vào sử dụng công trình đưa điện lưới quốc gia đến thôn Đăk Ang và Kíp La (xã Đăk Ring, huyện Kon Plông).
Ngày 29/4, Sở Giao thông Vận tải có văn bản gửi các bến xe khách, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh về việc tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách công cộng đi các tỉnh thành trong nước và tuyến nội tỉnh.
Chuẩn bị vào vụ thu hoạch, song trận mưa đá chiều 20/4 đã khiến hàng chục héc ta lúa của các hộ dân tại xã Đoàn Kết (thành phố Kon Tum) bị thiệt hại nặng nề, sản lượng ước giảm từ 50-60%.
Xác định vai trò hết sức quan trọng của cây xanh đô thị, trong những năm gần đây, thành phố Kon Tum quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cây xanh đô thị với cách làm bài bản, khoa học; qua đó từng bước tăng mật độ cây xanh, tạo mỹ quan đô thị, góp phần cải tạo môi trường sống trên địa bàn.
Tại Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng, hiện nay, nhiều người xây nhà mới hay cải tạo nhà, phần lớn đều yêu cầu thiết kế và trang trí một không gian kiểu quê trong nhà phố, đó là một góc sân, một căn phòng, ban công hay sân thượng… tạo cho ngôi nhà có một chút của góc quê.
4 giờ chiều. Trời vẫn hừng hực tỏa từng quầng nắng chói chang xuống núi đồi, thôn xóm. Suối cạn, giếng khô; nước tự chảy càng không thể chảy “vô tư” nữa. Khô khát đang làm cuộc sống của nhiều hộ dân Đăk Tờ Re chật vật, phải chắt chiu từng giọt nước mát.
Thực hiện Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 24/6/2019 của UBND tỉnh, UBND huyện Kon Plông xây dựng và ban hành Kế hoạch số 1046/KH-UBND ngày 20/8/2019 về triển khai Chương trình hành động phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; bảo tồn, đầu tư, phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác gắn với xây dựng liên kết chuỗi giá trị và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh. Sau gần một năm triển khai thực hiện, Kon Plông đã có những tín hiệu vui từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ngày 25/4, Sở Giao thông Vận tải gửi văn bản cho phép các đơn vị đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh hoạt động trở lại kể từ ngày 27/4.
Từ đầu năm đến nay, địa bàn huyện Đăk Tô liên tục xảy ra tình trạng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, trong đó xã Đăk Rơ Nga là một trong những “điểm nóng”. Các vụ vi phạm lâm luật tuy được lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nhưng tình trạng phá rừng vẫn tiếp tục xảy ra, điều đó có nghĩa những cánh rừng vẫn đang bị “chảy máu”.
Là vùng trọng điểm về dược liệu và cà phê xứ lạnh, huyện Tu Mơ Rông đang đẩy mạnh xây dựng sản phẩm mang thương hiệu riêng của vùng núi Ngọc Linh. Để làm được điều này, Đảng bộ, chính quyền huyện Tu Mơ Rông chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương cơ sở trên địa bàn triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu, trong đó chú trọng đẩy mạnh truyền thông, khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia phát triển thương hiệu cho sản phẩm…
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.