Mùa măng rừng ở Đăk Glei thường bắt đầu từ tháng 7 đến hết tháng 10 âm lịch. Khi những cơn mưa đầu mùa ẩm ướt qua đi cũng là lúc những mầm măng rừng vươn mình, nhú lên khỏi mặt đất. Đó cũng là thời điểm nhiều người dân nơi đây rủ nhau đi "hái măng rừng" bán lấy tiền, kiếm thêm thu nhập cho gia đình…
Chỉ còn vài ngày nữa là đến đêm hội trăng rằm, cùng với các loại bánh có thương hiệu, đắt tiền đã có mặt sớm ngoài thị trường, các cơ sở làm bánh Trung thu truyền thống ở phố núi Kon Tum cũng rộn ràng “nổi lửa” phục vụ cho “thượng đế” đến đặt mua và làm quà biếu.
Những năm qua, nghĩa tình quân dân và sự đồng sức đồng lòng của người Ja Rai, Rơ Măm, Kinh, Thái, Tày, Mường...trong việc thi đua phát triển kinh tế, chung sức bảo vệ đường biên cột mốc đã góp phần xây dựng nên một Mô Rai vững vàng, phát triển. Mô Rai đã và đang chuyển mình với những bước đi đổi mới…
Ở Mô Rai có những ngôi làng mà tuổi làng cũng như tuổi đời của các công dân trong làng đều còn rất trẻ - Làng công nhân Công ty 78. Vượt qua khó khăn vất vả của ngày đầu đặt chân đến, bằng sức lao động và tình yêu với mảnh đất này, các gia đình công nhân đã vươn lên xây dựng cuộc sống mới ấm no trên quê hương thứ hai của mình…
Từ vùng đất hoang vu từng bị đạn bom cày đi xới lại trong chiến tranh, xã biên giới Mô Rai đang thay đổi từng ngày. Với suy nghĩ tiến bộ, những nếp sống lạc hậu, những hủ tục từng bước được loại bỏ; người dân Mô Rai ngày càng thi đua phát triển kinh tế, tạo cho Mô Rai bước chuyển mình rõ nét.
Trước đây, Mô Rai (Sa Thầy) được được ví như "ốc đảo" giữa đại ngàn Chư Mom Ray bởi giao thông cách trở, cuộc sống của người dân nghèo đói, lạc hậu. Thế nhưng, giờ đây xã biên giới anh hùng trong kháng chiến này đang có những bước chuyển mình rõ nét trên mọi mặt.
Không còn cảnh ăn bữa nay lo bữa mai, nhiều người dân ở xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum) giờ đây đã có vốn phát triển kinh tế, xây được những ngôi nhà cao, to, vững chắc, mua được các vật dụng cần thiết trong gia đình... Các gia đình có được cuộc sống như thế, một phần cũng nhờ xuất khẩu lao động.
Không phải ngẫu nhiên mà người Thái, người Mường... trên vùng biên giới Ia H’Drai bốn mùa mây phủ lại gọi ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tết Độc lập. Đối với họ, sự kiện trọng đại này được trông đợi nhất trong năm, bà con tổ chức đón tết thậm chí còn hơn cả Tết Nguyên đán...
Lọt thỏm giữa núi rừng biên giới, 12 đội sản xuất của Chi nhánh 716 (Binh đoàn 15) là 12 điểm dân cư với những gia đình công nhân chịu thương, chịu khó. Họ bám trụ nơi đây như những nhân vật tiêu biểu trong bản trường ca khai hoang, phục hóa. Họ cũng chính là những chiến sĩ “không quân hiệu” đang góp phần gìn giữ từng tấc đất của Tổ quốc, tạo nên thế trận lòng dân nơi vùng biên giới đầy nắng gió…
Thời gian gần đây, nghề “săn” dế cơm cuốn hút nhiều người dân các làng đồng bào DTTS sống ven bãi bồi khu vực bờ kè sông Đăk Bla thuộc địa bàn xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum). Nhiều hộ gia đình nơi đây đã có thu nhập khá cao từ chính nghề này…
Những con đường gian truân, những đứa trẻ mục đồng hồn nhiên dưới trưa nắng, những mái nhà thấp với cây cối xanh mát là ấn tượng của chúng tôi khi đặt chân đến mảnh đất biên giới Rờ Kơi (huyện Sa Thầy). Không bon chen, không xô bồ, ở nơi có đến 569 hộ nghèo này, bà con đôn hậu, chất phác, chân tình như cái cây, ngọn cỏ. Đêm đến, dưới mái nhà rông cao vút, cùng các nghệ nhân đắm mình trong tiếng cồng chiêng vang vọng; da diết trong các làn điệu dân ca hòa với ting ning...
Nhọc nhằn có lẽ đó là từ khái quát tương đối đầy đủ về những vất vả, cực khổ và cả hiểm nguy đối với những người thợ điện trên địa bàn tỉnh. Bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, họ luôn sẵn sàng nhận lệnh, nhanh chóng lên đường, vượt mọi khó khăn với quyết tâm khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất để nối thông dòng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Bolero là dòng nhạc có sức sống sâu bền trong lòng người yêu nhạc từ những thế hệ người lớn tuổi đến cả những bạn trẻ cho dù trải qua không ít thăng trầm. Cũng như nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, ở Kon Tum, mấy năm gần đây Bolero trỗi dậy mạnh mẽ khi không chỉ ngày càng có nhiều người thưởng thức, ưa chuộng dòng nhạc này, mà còn xuất hiện cả ca sĩ hát Bolero.
Trên lòng hồ Sê San 4 có trên một trăm cư dân phiêu bạt từ khắp các nơi đến, sống bập bềnh chìm nổi theo con nước đầy vơi. Họ gắn bó cả đời với nghề đánh bắt cá, nhưng trong lòng luôn mơ ước có ngày được lên bờ sinh sống, thoát kiếp phận đời sông nước lênh đênh. Nay, ước mơ ấy đã trở thành sự thật, khi huyện Ia H’Drai đang quy hoạch khu dân cư mới và chuẩn bị cấp đất cho những hộ dân này.
Ảnh hưởng của cơn bão số 2, số 3 rồi lại đến cơn bão số 4, hơn 10 ngày nay, tại các mặt trận tình nguyện, trời mưa dầm dề. Thế nhưng, vượt qua tất cả những khó khăn, bất tiện của thời tiết, các chiến sĩ tình nguyện vẫn hăng hái làm các phần việc thiết thực, chung sức giúp đỡ bà con xây dựng nông thôn mới.
Ba lô trên vai, dao cuốc làm bạn, hết ngày dài đến đêm thâu, họ lặng lẽ làm bạn với núi rừng, sông suối thâm u, thăm thẳm nơi đất khách quê người. Bước chân của họ đã in khắp các nẻo rừng ở 3 tỉnh Nam Lào và tỉnh Rattanakiri (Campuchia) để thực hiện nghĩa cử thiêng liêng: Tìm đồng đội và đưa các anh về với Tổ quốc. Họ là những người lính K53...
Ở thôn Trung Thành, xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum), tổ hòa giải hầu như không có việc làm; hơn 50% hộ dân là hộ khá, giàu dù chủ yếu làm nghề nông. Và cũng chính ở thôn Trung Thành, bà con tự hào là thôn đầu tiên của tỉnh đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 7 về Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Ngọc Hồi và Đăk Hà, chúng tôi cùng những người cán bộ quản trang thắp nén hương cho các phần mộ liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến, thống nhất đất nước. Lặng yên giữa không gian trang nghiêm nơi đây, chúng tôi đã được nghe các cán bộ quản trang kể nhiều câu chuyện cảm động .
Mặc dù đã 102 tuổi, nhưng ông Nguyễn Trọng Vĩnh hãy còn dáng dấp quắc thước, minh mẫn. Ông tiếp chuyện thân thiện, cởi mở, pha chút hài hước, dí dỏm của người thông minh, lão thực.
Kon Tum là một vùng đất có nhiều hệ thống sông, suối và rất nhiều thôn làng của vùng đất này gắn liền với sông nước. Những bến nước, con đò cũng là nơi neo đậu tâm hồn cho mỗi người dân nơi đây. Trong những bến nước đó, có bến đò Đăk Mar- nơi đi về của người dân làng Kon Gung và Đăk Mút.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.