Giữa căn phòng tranh gạo Làng Hồ rộng chừng 20m2, các em nhỏ, các bạn trẻ khuyết tật say sưa gắn từng hạt gạo lên bức tranh tự vẽ với tất cả niềm đam mê và ý tưởng của mình.
Y Út bế đứa con nhỏ đứng trước ngôi nhà tranh thấp lè tè, nhìn nhóm bạn đi rẫy về, cười đùa vang đường làng, ánh mắt chất chứa sự buồn bã. Năm nay mới 21 tuổi, nhưng Y Út đã làm vợ được 5 năm. "Trong làng đâu chỉ có Y Út lấy chồng sớm, còn mấy cặp nữa"- Y Hiu - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ làng Đăk Xây cho hay...
Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương” nên dù phải đối mặt với bao vất vả, khó khăn, nhưng những người lính Đồn Biên phòng Sông Thanh (Đồn 663) nơi Cổng trời Đăk Blô (Đăk Glei) luôn vững tin, vững tay súng bảo vệ, gìn giữ sự bình yên nơi biên cương của Tổ quốc…
Mấy luống đất lấm tấm mầm xanh, hay dãy chậu xi măng đã rung rinh thân cây đón gió, bóng người miệt mài với bộn bề công việc không tên... là những hình ảnh quen thuộc ở bất cứ nhà vườn trồng hoa Tết nào trong dịp này. Từ tháng 9 âm lịch, những người trồng hoa đã phải bắt đầu chuỗi ngày ăn không ngon, ngủ không tròn giấc để ươm nụ chờ xuân...
Đã nhiều ngày trôi qua, nhưng không khí ngày mừng nhà rông mới vẫn len lỏi ở các bếp ăn trong làng Xốp Dùi. Điềm tĩnh như già làng A Cố mà vẫn luôn nhắc “Bây giờ làng có nhà rông mới, thần linh có nơi về trú ngụ khang trang rồi...” làm con cháu cười mãi. Cười là cười vậy, nhưng ai cũng vui trong bụng khi ngắm mái nhà rông cao sừng sững, được dựng lên bằng chính mồ hôi công sức của mình...
Đường vành đai vùng biên khúc khuỷu, hiểm nguy, có khi đi cả tiếng đồng hồ không thấy một bóng người nhưng không ngăn được nhiệt huyết của giáo viên vùng biên giới Đăk Blô, huyện Đăk Glei. Nhìn lên là núi cao vời vợi, nhìn xuống cũng là núi, vậy nhưng, tình yêu thương học trò đã giúp thầy cô cần mẫn bám trường, bám lớp, đem lại niềm vui tri thức, tiếng cười cho học sinh rẻo cao.
Đâu chỉ gieo chữ, ở Mường Hoong (huyện Đăk Glei), các thầy còn gieo tình thương, dạy nhân cách, chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn với các em học sinh nghèo. Tình thương, trách nhiệm, sự tận tụy của các thầy đã dệt nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
Rời xã Xốp (huyện Đăk Glei), suốt chặng đường trở về, vượt qua những con dốc, tôi cứ miên man nhớ về nụ cười tươi rói trên khuôn mặt của đôi vợ chồng trẻ Vĩnh-Hường. Cùng xung phong vào vùng sâu dạy học, từ tình yêu nghề, thương trò, họ đã gắn bó cuộc đời với nhau, sánh bước trong sự nghiệp trồng người trên vùng đất khó, viết nên bản tình ca bên dòng Đăk Song chảy miệt mài...
Được dựng nên bởi sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng, mái nhà rông là niềm tự hào của bà con người Xơ Đăng (Tơ Đra) ở làng Đăk Phía, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà. Giờ đây, ai nấy đều quyết tâm giữ gìn nhà rông truyền thống như giữ linh hồn, trái tim của làng,
“Với người Hrê mình, rừng là nhà, là vườn, vừa thiêng liêng vừa gần gũi, nơi ôm ấp, chở che và nuôi sống người làng. Vì vậy, cha dạy con, con dạy cháu, đời đời người Hrê dạy nhau phải giữ rừng”. Đứng trên dốc núi nhìn về Vang Nhia - khu rừng đầu nguồn của làng, già làng A Phong rủ rỉ...
Mai này, không còn người già nữa, con cháu vẫn còn biết đánh chiêng. Khi cúng Yàng, khi mừng lúa mới, ở đâu đó giữa đất trời, già vẫn còn được nghe tiếng chiêng - già A Kyui nhìn mấy đứa cháu đang vùi đầu vào tập bài chiêng cổ mãn nguyện nói. Gương mặt già sáng bừng lên dưới ánh nắng nhạt cuối chiều xuyên qua vách nhà rông...
Cơn mưa rừng bất ngờ sầm sập chặn lối ngăn những bước chân hăm hở tính vượt rừng đi lên làng Xốp Dùi cũ, nơi vang danh làng kháng chiến trong thời kháng Pháp, là nguyên mẫu làng Xô Man trong truyện ngắn nổi tiếng Rừng Xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. A Đối- Phó Chủ tịch UBND xã Xốp an ủi: Thôi, đừng buồn. Vào mùa mưa không ai đi được đâu, kể cả đám thanh niên. Không lên làng được thì về nhà già A Cố nghe kể chuyện đi...
Mùa măng rừng ở Đăk Glei thường bắt đầu từ tháng 7 đến hết tháng 10 âm lịch. Khi những cơn mưa đầu mùa ẩm ướt qua đi cũng là lúc những mầm măng rừng vươn mình, nhú lên khỏi mặt đất. Đó cũng là thời điểm nhiều người dân nơi đây rủ nhau đi "hái măng rừng" bán lấy tiền, kiếm thêm thu nhập cho gia đình…
Chỉ còn vài ngày nữa là đến đêm hội trăng rằm, cùng với các loại bánh có thương hiệu, đắt tiền đã có mặt sớm ngoài thị trường, các cơ sở làm bánh Trung thu truyền thống ở phố núi Kon Tum cũng rộn ràng “nổi lửa” phục vụ cho “thượng đế” đến đặt mua và làm quà biếu.
Những năm qua, nghĩa tình quân dân và sự đồng sức đồng lòng của người Ja Rai, Rơ Măm, Kinh, Thái, Tày, Mường...trong việc thi đua phát triển kinh tế, chung sức bảo vệ đường biên cột mốc đã góp phần xây dựng nên một Mô Rai vững vàng, phát triển. Mô Rai đã và đang chuyển mình với những bước đi đổi mới…
Ở Mô Rai có những ngôi làng mà tuổi làng cũng như tuổi đời của các công dân trong làng đều còn rất trẻ - Làng công nhân Công ty 78. Vượt qua khó khăn vất vả của ngày đầu đặt chân đến, bằng sức lao động và tình yêu với mảnh đất này, các gia đình công nhân đã vươn lên xây dựng cuộc sống mới ấm no trên quê hương thứ hai của mình…
Từ vùng đất hoang vu từng bị đạn bom cày đi xới lại trong chiến tranh, xã biên giới Mô Rai đang thay đổi từng ngày. Với suy nghĩ tiến bộ, những nếp sống lạc hậu, những hủ tục từng bước được loại bỏ; người dân Mô Rai ngày càng thi đua phát triển kinh tế, tạo cho Mô Rai bước chuyển mình rõ nét.
Trước đây, Mô Rai (Sa Thầy) được được ví như "ốc đảo" giữa đại ngàn Chư Mom Ray bởi giao thông cách trở, cuộc sống của người dân nghèo đói, lạc hậu. Thế nhưng, giờ đây xã biên giới anh hùng trong kháng chiến này đang có những bước chuyển mình rõ nét trên mọi mặt.
Không còn cảnh ăn bữa nay lo bữa mai, nhiều người dân ở xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum) giờ đây đã có vốn phát triển kinh tế, xây được những ngôi nhà cao, to, vững chắc, mua được các vật dụng cần thiết trong gia đình... Các gia đình có được cuộc sống như thế, một phần cũng nhờ xuất khẩu lao động.
Không phải ngẫu nhiên mà người Thái, người Mường... trên vùng biên giới Ia H’Drai bốn mùa mây phủ lại gọi ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tết Độc lập. Đối với họ, sự kiện trọng đại này được trông đợi nhất trong năm, bà con tổ chức đón tết thậm chí còn hơn cả Tết Nguyên đán...
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.