Nhiều loài khỉ, vượn quí hiếm có tên trong sách đỏ và nhiều loài động vật khác đã được đưa về đây trong tình trạng chờ chết hoặc thương tích đầy mình, được những cán bộ của Vườn tận tình chăm sóc, cứu sống. Khi thương tích lành, chúng được thả về rừng…
Ươm mầm tình yêu trong lửa đạn, vượt qua biết bao chông gai, thử thách, ông Lại Hợp Phường và bà Trần Thị Hạnh (hiện ở khối 3, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô) đã làm nên một thiên tình sử đẹp….
Giữa đại ngàn Chư Mom Ray hùng vĩ, họ không quản ngại khó khăn, cần mẫn ngày đêm bảo vệ từng con thú, từng cây rừng, từng thảm thực vật, gìn giữ nguồn gien... để các loài động vật, thực vật được sống và phát triển tự nhiên. Họ là những cán bộ ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray…
Sau hơn nửa ngày xe, xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) hiền hòa đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Giữa trập trùng mây trắng, những đồng ruộng bậc thang xanh xanh, vàng vàng theo dải nắng, tỏa mùi thơm dịu nhẹ, khiến mọi mệt mỏi như tan biến. Ngọc Linh đẹp huyễn hoặc, làm cả đoàn người cứ ngỡ như mình đang đứng trước một bức tranh.
Làm việc như con thoi, các điều dưỡng viên chấp nhận mất ăn mất ngủ để lo cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Thế nhưng, không phải lúc nào họ cũng nhận được sự cảm thông, sẻ chia; không ít lần điều dưỡng viên bị bệnh nhân, người nhà la mắng, thậm chí lăng mạ...
Mặc dù bị thương tật và hiện đang bị bệnh, nhưng khi tâm sự với tôi, chị Y Buông- nữ Anh hùng lực lượng vũ trang ở thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) lúc nào cũng cười tươi. Chị như con chim chơ rao của núi rừng Tây Nguyên...
Dù đời sống kinh tế còn khó khăn nhưng bà con xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy) vẫn không đổi những bộ chiêng của mình để lấy bất kì giá trị vật chất nào. Với họ, những bộ cồng chiêng mang giá trị tinh thần to lớn, họ tự hào giữ gìn như vật báu.
Trong hành trình ly hương, lập nghiệp, nhiều người con “xứ nẫu” đã đưa nghề làm bánh tráng lên Kon Tum và lâu dần hình thành một làng nghề ngay ở xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum. Và cho đến nay, dù thông thương đã thuận lợi nhưng thay vì lấy bánh tráng từ Bình Định chuyển lên, nhiều người dân vẫn ghé vào nơi đây chọn mua những ràng bánh tráng vừa có vị đồng đất từ hạt gạo, củ mì Kon Tum vừa giữ được hương sắc của quê nhà.
Thật hiếm, khi đang trên đường Trần Hưng Đạo giữa thành phố Kon Tum nhộn nhịp, tôi lại nghe được tiếng búa đe chan chát vang lên từng hồi đều đặn. Một lò rèn giữa lòng phố thị vẫn đang đỏ lửa. Ông Đỗ Huệ đã theo nghề rèn được hơn 40 năm và ông cũng là người cuối cùng trong dòng họ có tới 4 đời theo nghề này.
Những chiếc máy đào gầm rú trên đồi, những chiếc xe tải chở đất sét hối hả lui tới, những lò gạch trái phép hoạt động ngày đêm tại Khu sản xuất gạch ngói Thanh Trung, phường Ngô Mây (thành phố Kon Tum). Khó có thể tính được mỗi ngày có bao nhiêu khối đất sét bị đào móc trái phép từ những quả đồi xung quanh...
Với người dân làng Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, thuyền độc mộc không chỉ là phương tiện giúp người dân đánh bắt cá, mà còn là người bạn thân, cùng các vận động viên trong làng đem về nhiều giải cao trong những ngày hội đua thuyền.
Đất trời chuyển mùa, trên những hàng mai anh đào ở Kon Plông, búp hoa chúm chím “cười”, lộ “má lúm màu hồng” thẹn thùng, e ấp. Chỉ vài hôm nữa thôi, mai anh đào sẽ “bừng tỉnh”, “nhuộm hồng” cả một khoảng trời để Kon Plông đón một năm mới ấm áp.
Cũng như mọi năm, sau vụ lúa, mì; người dân Đăk Glei bước vào một “mùa” thu hoạch mới - mùa hái đót. Với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, đót là “lộc” rừng giúp họ có thêm thu nhập để chuẩn bị đón tết.
Vào dịp cuối năm, dịch vụ ăn uống, đặc biệt là dịch vụ nấu ăn lưu động phát sinh rầm rộ để phục vụ nhu cầu tổ chức tiệc tùng, đình đám của các gia đình, cơ quan... Loại hình này mở rộng đã giúp cho nhiều tổ chức, cá nhân thuận lợi hơn trong việc tổ chức đám tiệc, nhưng bên cạnh sự tiện lợi đó, dịch vụ này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chăm cây cảnh được nhiều người ví như… chăm con mọn. Bởi làm nghề này, người chăm phải tỉ mỉ, tẩn mẩn với hàng tá công việc; phập phồng lo lắng theo thời tiết; chấp nhận thua lỗ khi hoa không đẹp. Và nếu ai không đam mê, kiên trì thì khó “trụ” được với nghề.
Không cần mặt bằng, không phải tốn tiền các loại thuế, phí, không cần nhiều vốn, cũng không cần nhân viên, được thử nghiệm ở lĩnh vực kinh doanh và có thêm thu nhập tương đối là những lợi thế mang lại từ hình thức buôn bán qua mạng cho không ít người kinh doanh ngày nay. Chính từ suy nghĩ đó, những năm gần đây, không ít bạn trẻ Kon Tum đã quyết định tạo dựng con đường kinh doanh của mình thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…
Góp phần giảm nghèo và ổn định cuộc sống, nhiều năm nay, người dân các thôn ở xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) đã phát triển mạnh diện tích sâm dây. Trên những triền núi ở xã vùng cao này, cây sâm dây len lỏi khắp nơi, gần đây được bà con trồng xen vào những vườn cà phê, bời lời…
Không cân, không túi đựng, không chào hàng cũng chẳng mời mọc nhưng các “sạp chợ nhà” ở dọc Quốc lộ 24 đoạn qua xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) rất đông người ghé đến mua. Bởi ở đây, các sản phẩm rất tươi, ngon, an toàn mà giá lại rẻ gấp nhiều lần so với ở các khu chợ.
Quảng cáo, rao vặt dán ở bờ tường, cột điện, trên cây... là vấn đề tồn tại khá lâu và ngày càng có chiều hướng gia tăng, làm mất mỹ quan đô thị, gây bức xúc trong dân. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được lực lượng chức năng xử lý triệt để...
Thời gian gần đây, nhiều người dân ở huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi đổ xô vào vườn quốc gia Chư Mom Ray chặt cây lồ ô đem bán cho các thương lái. Chính vì cái lợi trước mắt mà họ sẵn sàng tàn phá cây lồ ô một cách không thương tiếc…
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.