Chúng tôi về với xã Đăk Ui anh hùng vào một ngày nắng đẹp. Từ trên đập Mùa Xuân (còn gọi là đập Đăk Uy) nhìn ra xa tôi cảm nhận đồi núi điệp trùng của huyện Đăk Hà như trải rộng hơn; đâu đâu cũng trùng điệp màu cà phê, cao su xanh biếc. Giữa cái ngút ngàn xanh ấy, tôi như nghe âm vọng từ quá khứ và tương lai hội tụ…
Vượt qua sự truy lùng, tận diệt, ngay trên đỉnh Ngọc Linh, một “vương quốc” sâm đang hiện hữu và “sống yên ổn” bởi sự chăm sóc, nâng niu của hàng trăm công nhân của Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Mới đó mà đã gần 10 năm, kể từ ngày vườn sâm quý trên núi Ngọc Linh được công bố với bàn dân thiên hạ. Vườn sâm này đang phát triển tốt và ngày càng được mở rộng lên đến hàng trăm héc-ta, ẩn dưới tán rừng già…
Nói về thung lũng Ya Book nằm trong Vườn quốc gia Chư Mom Ray, giới nghiên cứu về động vật móng guốc nghĩ ngay đến những đàn bò tót đông đúc ở đây và các loài thú ăn cỏ, thú ăn thịt ở vùng này. Gần 20 năm qua, đồng cỏ mênh mông 15.000ha này bị cây rừng xâm chiếm, nhỏ hẹp dần qua mỗi năm, các loài thú không còn xuất hiện hàng đàn đông đúc nữa...
Không phải ngẫu nhiên mà ở huyện Tu Mơ Rông có một địa danh xã mang tên Tê Xăng. Tê Xăng theo tiếng Xơ Đăng nghĩa là “nước đắng”. Chỉ những người già nhất sống dưới chân núi Ngọc Linh mới còn nhớ tới dòng “nước đắng” với huyền thoại về nó. Bởi đã từ lâu lắm rồi, nước nơi đây đã không bao giờ còn đắng…
Có dịp cùng cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray đi tuần tra quản lý, bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh trải dài mênh mông và xanh thẳm đã được công nhận Di sản ASEAN (2004), chúng tôi cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp, sự đa dạng của hệ động, thực vật và những vất vả của cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ giữ rừng Chư Mom Ray.
Cứ vào khoảng giữa tháng 6 hàng năm, sim rừng trên những sườn đồi bát úp ở huyện Kon Plông bắt đầu chín. Nhìn những chùm trái sim đỏ bầm chen nhau trong lá xanh non hơi ngả màu sẫm úa, nhìn ánh nắng chiều tà hắt xuyên qua cánh rừng sim tỏa bảy sắc cầu vồng, nhìn những nụ cười tươi tắn của các chàng trai cô gái Mơ Nâm thu hái những trái sim rừng, chúng tôi mới cảm nhận được cuộc sống thanh bình, hòa với thiên nhiên của người dân nơi này...
Tôi đã mắt tròn mắt dẹt khi chứng kiến cậu kiểm lâm trẻ Nguyễn Tấn Hưng (Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray) giới thiệu và vận hành ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý, bảo vệ rừng - mà cậu tự hào gọi là "mắt của rừng". Và rất nhanh, "mắt của rừng" đã hoàn toàn chinh phục tôi bởi hiệu quả không ngờ của nó...
Một nhóm 8 bạn lưu học sinh Lào ở Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã mạnh dạn thực hiện ý tưởng mở quán ăn “Laos food” để khởi nghiệp. Quán ăn nhỏ với các món truyền thống, phổ biến bên đất nước Lào đang tạo cơ hội để các bạn trải nghiệm kinh doanh, phát triển các kỹ năng mềm, đồng thời giới thiệu ẩm thực Lào đến với đất Việt nói chung và phố núi Kon Tum nói riêng.
Nỗ lực truyền dạy, xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã để giữ nghề; tuy nhiên số người làm nghề vẫn ngày càng ít đi, hoạt động của các tổ hợp tác èo uột, người dân chưa sống được với nghề. Thổ cẩm rồi sẽ đi về đâu trước muôn vàn khó khăn đang là câu hỏi đặt ra cần câu trả lời…
Phóng viên Báo Kon Tum nhận được thông tin phản ánh của nhiều hộ dân làng Chốt, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) về việc nhiều diện tích đất nông nghiệp tại khu vực dọc suối Ia Ai mà người dân canh tác hàng chục năm qua đã bị Công ty TNHH Trường Nhật (có trụ sở tại thành phố Kon Tum) đến khai thác cát sỏi, khiến ruộng đất người dân bị cày xới, ảnh hưởng sản xuất. Đến nay, chính quyền địa phương và doanh nghiệp chưa họp bàn, thỏa thuận với dân để có phương án đền bù, hỗ trợ, gây bức xúc cho người dân ...
Đang làm công việc ổn định với mức lương cao, Nguyễn Xuân Trường, (28 tuổi ở làng Kênh, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) và Nguyễn Hữu Anh (29 tuổi, thôn Bình Minh, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà) vẫn quyết định khăn gói về quê làm nông. Mỗi người một hướng đi nhưng với bản lĩnh và quyết tâm cao, cả hai từng bước chinh phục, biến đất cằn thành tơi xốp, “bắt” những loại cây khó tính ra hoa, trĩu quả.
Cách thành phố Kon Tum hơn 100km về hướng Bắc, xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) nằm giữa đỉnh trời, ngăn cách bởi con đèo Măng Rơi dựng đứng. Ấy vậy mà nhiều năm qua, bằng sự nhiệt thành, tâm huyết với nghề, hàng chục thầy cô đã leo qua con dốc rồi ở lại cắm bản để “gieo chữ” cho trẻ em nơi đây…
Không chờ phải đến dịp Trung thu, những năm trở lại đây, trên các tuyến đường, người dân không khó để bắt gặp hình ảnh những “chú” lân, sư tử nhảy múa, mang niềm vui, may mắn đến cho các cửa hàng, gia đình… Không chỉ giúp “gõ cửa thần tài”, với đam mê, các thành viên trong đoàn lân sư rồng Tâm Minh Đường còn quyết tâm tập luyện, chinh phục mai hoa thung (dàn cột dùng trong múa lân) để có mặt ở giải đấu lân sư rồng trong nước.
Bước sang năm mới, làng chài ở lòng hồ thủy điện Sê San 4 (thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai) đã có một diện mạo khác hẳn. Những cái bắt tay thật chặt, những câu chào hỏi mộc mạc, những nụ cười thật tươi nhân lên niềm vui xuân ấm...
Trước đây, xã Ngọc Yêu (huyện Tu Mơ Rông) là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội vô cùng khó khăn, đời sống nhân dân khốn khó trăm bề, ánh sáng văn minh hầu như chưa đến với người dân nơi đây. Hôm nay trở lại “vùng đất khó” Ngọc Yêu, tôi vui mừng khi nhận ra nơi đây đang trỗi dậy sức sống mãnh liệt, sự đói nghèo từng bước bị đẩy lùi…
Giữa tháng Chạp, khi chợ hoa xuân chuẩn bị hoạt động cũng là lúc nhiều người túc trực để bốc, chở hoa, cây cảnh… Công việc thời vụ dù vất vả nhưng giúp họ “hái ra tiền” để đón Tết ấm no, đủ đầy.
Khi “trời sắp tết hay lòng mình đang tết”, mỗi người thường có cái nhìn bao dung hơn, suy nghĩ nhiều hơn, sâu hơn về hạnh phúc, những giá trị đời người. Lúc này, việc thiện nguyện xuất phát từ sự thôi thúc trong lòng mỗi người thực hiện, tham gia với mong muốn chia sẻ niềm vui, sự đủ đầy, may mắn đến với người khác...
Khi những rẫy cà phê bung hoa trắng muốt, hương thơm lan tỏa khắp núi đồi; những rừng cao su vươn tán lá non tim tím, dưới nách lá hé chùm hoa li ti xinh xinh cũng là lúc vùng quê Đăk Hà dập dìu những cánh ong...
Sang tháng Chạp, cơ sở miến dong của ông Nguyễn Nhân ở thôn Phương Quý I, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum lại tất bật, hoạt động hết công suất để đảm bảo lượng hàng tết.
Người dân Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) có truyền thống lâu đời là canh tác ruộng bậc thang. Ở vùng núi cao, hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên trong quá trình canh tác, họ cũng có nhiều cách làm đặc trưng. Ở đây, người ta không sử dụng máy móc, cũng chẳng dùng sức trâu bò, tất cả chỉ dùng chiếc cuốc độc đáo và đôi bàn chân dẻo dai, khéo léo để tạo ra những thửa ruộng bằng phẳng.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.