Không chỉ nổi bật với những làn điệu cồng chiêng, trang phục thổ cẩm có nhiều nét riêng, mà người Gié - Triêng (huyện Đăk Glei) còn có ẩm thực hết sức độc đáo, đậm đà hương vị được chế biến từ lá mì. Món ăn dân dã này luôn có sức hấp dẫn, có thể làm say mê với bất kỳ thực khách nào khi có dịp thưởng thức.
Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
Nghệ nhân A Par (sinh năm 1969, làng Kon Xơ Mlũh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) nổi tiếng bởi có đôi tay tài hoa. Ông có thể chỉnh chiêng, đan lát, làm các nhạc cụ từ tre, nứa và rèn nhiều dụng cụ phục vụ sản xuất của bà con trong vùng.
Dù đã nhiều tuổi nhưng mỗi khi nhắc đến chiêng, cồng, Nghệ nhân ưu tú A Nhất ở thôn Kon Bưu (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) vẫn nhớ như in từng nốt nhạc, nhịp điệu trong các bài chiêng cổ. Ông luôn gắng sức giữ gìn chúng như “báu vật” và truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Bà con làng Đăk Rip 2, xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) thân mật gọi A Ngụ (37 tuổi) là “nghệ nhân” vì với tài năng cùng sự khéo léo của đôi tay, anh đã chế tác ra nhiều đàn t’rưng, ting ning, klông pút, từ đó góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Xơ Đăng.
Trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng các DTTS, nhạc cụ truyền thống có vai trò cực kỳ quan trọng, gắn liền với nhiều loại hình văn hóa truyền thống khác. Vì vậy, cùng với các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cộng đồng các DTTS đang ra sức gìn giữ và bảo tồn những nét văn hóa dân tộc, trong đó có nhạc cụ truyền thống.
Được các già làng, nghệ nhân trao truyền, anh A Huyền sớm biết chế tác và chơi các loại nhạc cụ truyền thống. Âm thanh từ các nhạc cụ truyền thống do anh chơi có sức cuốn hút kỳ lạ người nghe, người xem.
Nghệ nhân A Hưng (62 tuổi) ở thôn Kon Rờ Bàng 1 (xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là một trong những tấm gương sáng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản cồng chiêng, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ba Na.
Người có công giữ gìn và phát triển nghề rèn của người Ba Na (nhánh Jơ Lơng) ở thôn Kon Túc, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy là nghệ nhân A Gíp. Sản phẩm rèn của nghệ nhân A Gíp làm ra như con dao, cái rựa, cái cuốc, phục vụ đắc lực cho sinh hoạt, sản xuất của bà con.
Để tiếng cồng chiêng mãi ngân vang và tăng sức hấp dẫn, ngoài kỹ thuật đánh của các nghệ nhân thì kỹ năng chỉnh, sửa chiêng có ý nghĩa rất quan trọng, từ đó góp phần phát huy giá trị di sản của cồng chiêng Tây Nguyên.
Cũng giống như nhiều đồng bào DTTS ở Tây Nguyên, giọt nước đối với đồng bào DTTS ở Kon Tum là biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của bà con. Tập quán sử dụng giọt nước được bà con duy trì, gìn giữ đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn.
Ngồi trước hiên nhà sàn ở làng Chờ (xã Ya Ly, huyện Sa Thầy) giữa lúc ngoài trời đang mưa rả rích, tôi bị cuốn hút bởi đôi tay thoăn thoắt, sạm đen của ông A Te (63 tuổi) đang miệt mài, khéo léo sửa gùi, đan gùi cho bà con.
Từ bao đời nay, cồng chiêng luôn gắn bó mật thiết và xuất hiện hầu hết trong các hoạt động của người Hà Lăng (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Khúc Na (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy). Với bà con đồng bào DTTS nơi đây, cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc có giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, mang hơi thở cuộc sống và bản sắc văn hóa của dân tộc.
83 tuổi, ông A Quá (thôn Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) không thể nhớ chính xác mình đã chế tác ra bao nhiêu chiếc đàn m’bin, nhưng cách làm đàn, chơi đàn m’bin, ông vẫn nhớ rõ. Và với ông A Quá, đàn m’bin như người bạn tri kỷ, sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống thường ngày.
Với niềm đam mê, tâm huyết và trách nhiệm, bà Y Khar (thôn Kon Kơ Lốk, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) luôn hết lòng gìn giữ những giai điệu dân ca để góp phần làm đẹp cho đời và trao truyền lại cho lớp trẻ.
Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.
Cũng giống nhiều DTTS khác ở Kon Tum, người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà có tập tục lấy nước sinh hoạt ở những mạch nước ngầm chảy ra từ khe núi vừa trong và sạch. Bà con chặt cây lồ ô, đục thông các mắt rồi cắm vào mạch nước để dẫn nước ra chỗ thuận tiện lấy nước. Điểm lấy nước gọi là nước giọt (đăk klang). Lễ mừng nước giọt được dân làng long trọng tổ chức hằng năm.
Ý thức được giá trị văn hóa, nghệ nhân A Thu (dân tộc Xơ Đăng, thôn Đăk Rơ Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô) góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng, nhất là những giai điệu độc đáo làm nên bản sắc riêng của dân tộc mình.
Tỉnh ta hiện có 7 DTTS tại chỗ, trong đó dân tộc Rơ Măm là 1 trong 5 DTTS ít người nhất Việt Nam. Dân tộc Rơ Măm trên địa bàn tỉnh sinh sống chủ yếu ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy). Những năm qua, bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế, người Rơ Măm nơi đây còn chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Giữa phong cảnh hữu tình, nhà rông làng Kon Vi Vàng (xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy) vươn mình giữa trời xanh. Cũng giống như nhiều dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, người Xơ Đăng (nhánh Tơ Đrá) ở làng Kon Vi Vàng không chỉ xem nhà rông như là trung tâm tín ngưỡng, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa truyền thống mà còn là bộ mặt của làng.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.