Nhạc cụ truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh rất phong phú, đa dạng, được chế tác từ các loại chất liệu của núi rừng như tre, nứa, gỗ, vỏ bầu, sừng, da động vật hay từ những hợp kim. Lo ngại trước sự mai một của các giá trị truyền thống, các cấp, ngành và cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh đang chung tay gìn giữ, nỗ lực bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của các loại nhạc cụ truyền thống.
Đã nhiều năm trôi qua, Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek (huyện Đăk Glei) - chứng tích về tinh thần yêu nước, bất khuất của quân và dân ta - trở thành niềm tự hào của người dân địa phương và cả nước trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đinh Su Giang sinh ngày 4/3/1978, là người dân tộc Xơ Đăng (nhánh Ka Dong), quê quán xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, sinh sống tại thị trấn Măng Đen. Hiện anh là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam và Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Kon Tum.
Những năm sau ngày giải phóng, từ một thị xã nhỏ bé bên bờ sông Đăk Bla, thành phố Kon Tum giờ đã là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, một trong 2 vùng kinh tế động lực của tỉnh. Đặc biệt, thành phố Kon Tum có nhiều điểm du lịch lịch sử, văn hóa hấp dẫn đã và đang thu hút du khách gần xa.
Vào tháng 1 hàng năm, khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, vụ mùa kết thúc, thóc lúa đã về kho, bà con làng Kon Trang Kép (thôn 7, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) lại rộn ràng tổ chức Lễ hội mừng nước giọt (u klang đăk). Đây là Lễ hội chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống trong năm của người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na).
Ở thôn Kon Tum Kơ Pơng (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum), ai cũng dành cho già Luk (69 tuổi) những lời khen ngợi, bởi ông không chỉ là người giỏi đan lát mà còn rất tâm huyết trong việc truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Với cộng đồng các DTTS ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng, nhà rông là “trái tim” của làng, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa truyền thống được bà con ra sức gìn giữ, phát huy.
Vẻ đẹp của thác Đăk Ruồi được tạo nên bởi khung cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ cùng làn nước trong trẻo và không khí dịu mát giúp du khách có cảm giác thư thái, yên bình khi được thả mình vào thiên nhiên nơi đây.
Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Bởi vậy khi có lễ trọng trong làng, người Brâu mới tổ chức “mời Tha nói” (Tha pơi) để cầu mong các thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về thôn Hào Phú, xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) vào những ngày cuối năm, nhân dân địa phương và du khách được đắm mình trong những nét văn hóa đặc sắc của lễ hội mừng cơm mới được dân tộc Mường nơi đây tái hiện và phục dựng.
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về thôn 7 (xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy) thăm Tổ hợp tác “Phụ nữ DTTS trồng lúa nếp than và sản xuất rượu cần nếp cẩm” của chị Y Thơi. Sản phẩm rượu cần Y Thơi hiện đã đạt 3 sao cấp tỉnh, là một trong những sản phẩm OCOP tiềm năng từ nghề truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Tạ Văn Sỹ, sinh năm 1955, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum. Ông đã có những tác phẩm đoạt giải B cuộc thi thơ Tứ tuyệt của Tập san Áo trắng (1991), giải C cuộc thi thơ Lục bát của Báo Văn nghệ trẻ (2002) và một số giải thưởng thơ của tỉnh Kon Tum.
Không phải là dân xây dựng, cũng chẳng qua trường lớp đào tạo, chỉ bằng trái tim và quyết tâm giữ mảnh “hồn làng”, bà con Xơ Đăng ở các làng thuộc xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà đã dựng nên những ngôi nhà rông truyền thống đẹp. Nhìn mái nhà rông cao vút, sừng sững giữa làng, bà con luôn tự hào về nhà rông do chính mình làm ra.
Ngày 10/11/2023, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của nhóm A Ráp (dân tộc Gia Rai) tại huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực to lớn cho các cấp, ngành, địa phương cũng như của cộng đồng bà con Gia Rai trên địa bàn tỉnh trong công tác gìn giữ và bảo tồn.
Mặc dù mới được tổ chức và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 10/2023, nhưng Chợ phiên Măng Đen đã trở thành một điểm đến độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa.
Tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na, anh Huỳnh Nguyên Thông - hay còn được nhiều người biết đến với cái tên “Thong Bahnar”- đã dành hàng chục năm để học hỏi, gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống này.