Ở các chợ, vẫn nhộn nhịp người mua kẻ bán. Và không khó để nhận thấy, hầu hết đều nghiêm chỉnh chấp hành việc đeo khẩu trang. Nhiều sạp hàng luôn để sẵn các chai nước sát khuẩn. Chủ hàng đã thành thói quen, cứ bán hàng một lúc, lại rửa tay khử khuẩn để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.
Không thanh tao như hoa anh đào, hoa mai, không kiêu sa và lãng mạn như hoa hồng, không ngạt ngào hương thơm như hoa ly..., hoa cỏ đuôi chồn mang vẻ đẹp hoang sơ đến nao lòng.
Trong quỹ thời gian mười hai tháng, tháng Giêng là tháng cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Tháng Giêng là tháng bắt đầu của mùa Xuân, của một năm mới với những nét tinh khôi, tươi mới, vừa đẹp vừa căng tràn sức sống. Mọi người chờ đón tháng Giêng với những tâm trạng háo hức lạ thường. Như lời thơ của Xuân Diệu: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”.
Tôi dừng xe dưới bóng mát của hàng điều đang nở những chùm bông tim tím dưới ánh nắng vàng hươm của tiết tháng Giêng, rồi ngẩn ngơ nhìn cả một khoảng trời đất ngằn ngặt sắc trắng phía trước. Hoa cà phê đấy. Trắng như mây đậu ngang lưng đồi.
Chợ thưa người, quán hàng ít khách. Ba ngày tết, người đi chơi tết, đi thăm viếng nhau cũng rất ít... Những gì tôi chứng kiến khác hẳn không khí rộn rã, đông vui vốn có xưa nay của tết quê.
Cả mấy ngày Tết, ngày nào mấy mẹ con, chị em cũng gặp nhau qua điện thoại. Lúc thì con gọi mẹ. Lúc thì mẹ gọi con. Lúc thì chị gọi em, em gọi chị... Zalo video miễn phí, chỉ cần có mạng internet là hớn hở như gặp nhau ở ngoài đời.
Cầm trên tay giỏ xách lát lỉnh kỉnh quà quê, lòng anh V. nặng trĩu. Người quê mình xưa giờ vẫn vậy, hiền lành chơn chất, sống nghĩa tình, trước sau. Xuân này, anh và gia đình lại có thêm người bạn tốt, khó tìm. Bỗng nhiên anh thấy đời rất vui...
Từ hôm nay Nhàn sẽ chăm chỉ làm việc hơn, sẽ chịu khó tăng ca ở nhà máy và tranh thủ trồng thêm rau, mua thêm đàn gà về nuôi. Rồi mọi thứ sẽ tốt hơn thôi. Cô nhoẻn miệng cười hạnh phúc “Nghèo ơi, tạm biệt nhé, chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại”.
“Xuân xuân ơi! xuân đã về/Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến/Xuân xuân ơi xuân đã về” - những ngày giáp Tết, giai điệu mùa Xuân làm xao xuyến, thổn thức lòng người đến lạ. Cứ đến cuối tháng Chạp, khi đường phố bắt đầu chộn rộn bán mua, tôi lại nao nao với ký ức về những ngày theo mẹ đi chợ Tết. Chợ Tết chính là nơi không khí Tết cổ truyền về sớm nhất và đi chợ Tết là nỗi háo hức của trẻ con chúng tôi.
Đáng lý ra thì vào gần tết như thế này, chị dâu tôi đã than mệt đừ. Nhưng tài thật, không những không mệt mà lại còn tươi hẳn lên là khác. Ấy là vì làm việc nhiều mà quên mệt? Ấy là vì tiết xuân dịu dàng? Ấy là vì thương chồng, thương con mà không quản ngại vất vả chăng?
Từ phương xa, mẹ gọi điện hồ hởi, Tết này con về quê phải không. Con về, mẹ sẽ làm mứt gừng nhiều lên một chút. Mẹ vẫn nhớ con là đứa háo mứt gừng nhất nhà. Mứt gừng mẹ tự làm với đường phèn, độ bám của đường ít thôi, con không phải sợ nhiều đường quá.
Mỗi dịp xuân về tết đến, mọi người thường dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp bằng những lời chúc hay những món quà ý nghĩa để chào đón xuân sang. Tặng quà tết đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam từ bao đời nay.
Xuân giục giã cỏ cây cựa mình trổ nõn, khoe lá non tơ mơn mởn, mềm óng ả. Xuân tô sắc cho hoa xuân thêm rực rỡ. Xuân về trên những cánh đồng lúa xanh thì con gái, rì rào gió nhẹ. Xuân dạo chơi trên những rẫy cà phê khoe sắc trắng tinh khôi trong nắng vàng...
Chiều cuối năm, tất bật với bao công việc nhà, khi đã mệt nhoài, tôi ngả mình lên võng nghỉ ngơi, bỗng nghe tiếng đàn guitar của anh hàng xóm đệm cho vợ hát. Hôm nay nhà anh cúng tất niên và tất nhiên không thể nào thiếu tiết mục văn nghệ của gia đình.
Xin lộc đầu năm là một nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Đây là một nghi thức đẹp, giúp con người có thêm động lực, tạo được niềm tin, hướng thiện, sống có ích và sống đẹp hơn.
Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.