Chúng tôi gặp chị Nguyễn Hồng Khánh (sinh năm 1968) ở thôn Iệc, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi trong một chương trình từ thiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tôi đang đưa máy lên chụp ảnh, đôi bàn tay nhăn nheo và chai sần của chị chạm vào tay tôi, chị nói khẽ: Cô ơi, cô có thể nhờ ai lên phòng bệnh cắt tóc giúp cho chồng chị được không? Anh ấy không đi lại được. Chị đã nhờ người bế ảnh xuống đây từ sáng đến giờ mà không được…
Từ sau khi vợ chồng đứa con gái thứ 4 không may qua đời vì tai nạn, bà Y Cứu (62 tuổi) ở làng Plei Groi (xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum) đã nuôi dưỡng, cưu mang 4 đứa cháu nhỏ. Dù cuộc sống rất khó khăn, nhưng người bà ấy vẫn từng ngày lam lũ, chắt chiu để nuôi dưỡng những đứa cháu mồ côi...
“Sau 7 năm tìm mọi cách để chữa trị bệnh tật cho những đứa con của mình, mong muốn lớn nhất của vợ chồng chị là chữa chạy cho cháu khỏi bệnh để được đi học, vui chơi như bao đứa trẻ khác” - chị Y Thư ở thôn Long Dôn, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi tâm sự như vậy.
5 năm qua, dù phải chứng kiến cảnh đứa con trai đầu lòng 7 tuổi trải qua những cơn đau vật vã bởi căn bệnh u não ác tính và tan máu bẩm sinh (thalassemia) nhưng vì gia đình quá khó khăn nên vợ chồng anh A Thúi (1987) và chị Y Thả (1992) ở làng Plei Kleck, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum không thể chạy chữa thuốc thang cho con…
“Bố chết, con buồn lắm, tụi con sẽ không có tiền đi học nữa chú ơi! Hai anh em con phải nghỉ học mất thôi”- Lê Duy Hiếu, cậu bé dáng người gầy còm, học sinh lớp 6, ở tổ 4, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum nói với vẻ mặt đầy buồn bã, lo lắng.
Với Cao Quốc Trung – một học sinh khuyết tật, tin vui được đặc cách tuyển thẳng vào Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn và ưu tiên miễn đóng các khoản học phí, chỗ ở ký túc xá trong các năm theo học ở đây đã khiến cho ước mơ học để lập thân lập nghiệp dần được toại nguyện.
Chị Thủy và bé Thu hiện đang sống trong một căn phòng thuê chừng mười mấy mét vuông ở thôn Kon Tu 1, xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum). Dù nghèo khó, bệnh tật nhưng hai mẹ con vẫn luôn cố gắng vượt lên nỗi đau, số phận để nuôi dưỡng những ước mơ bình dị…
Những ngày cận kề ngày Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, trước số nhà 29 đường Nguyễn Trãi, phường Thống Nhất (thành phố Kon Tum) xuất hiện một quầy hàng miễn phí dành cho người nghèo với dòng chữ “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu xin đến nhận”. Quầy hàng này là địa chỉ kết nối những hành động sẻ chia mang đầy tính nhân văn. Chính vì thế, nơi đây lúc nào cũng đông người ghé đến để cho và nhận quần áo, đồ dùng đã cũ và nó thật sự trở thành điểm hẹn lan tỏa tình người…
Chị Y Senh ở làng Xộp, xã Mô Rai (huyện Sa Thầy) hiện có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chồng bị bệnh mất sớm, một mình chị nuôi 3 đứa con nhỏ. Bản thân chị Y Senh cũng đang bị bệnh thận rất nặng.
Sinh ra không có đôi tay, nhưng cô bé Y Julye ở làng Kon Đrei, xã Đăk Blà đã sớm chứng tỏ chí tự lực, vươn lên. 3 tuổi, bé biết dùng chân xúc cơm ăn, 5 tuổi nằng nặc đòi vào lớp mẫu giáo ở làng… Rồi đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, nhặt rau, rót nước… Y Julye đều tự làm bằng chính đôi chân nhỏ bé, yếu ớt.
Lặng lẽ đến tận các điểm trường tại hai xã Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đăk Glei),các bạn trong đoàn từ thiện Gánh hàng xén cho trẻ em vùng cao (TP Hồ Chí Minh) tận tay trao những phần quà thiết thực, động viên, chia sẻ, tiếp bước giúp các em đến trường.
Năm nay, lần đầu tiên, ở xã nghèo Mường Hoong (huyện Đăk Glei) có 2 em A Vang và Y Hồng trúng tuyển nguyện vọng 1 vào đại học. Các em mừng, gia đình mừng, dân làng cũng mừng theo. Thế nhưng, niềm vui chưa kịp nhen lên thì nỗi buồn đã ập đến. Tiền đâu để đi, tiền đâu để nộp học ban đầu… những câu hỏi chưa có lời đáp ấy đã khiến ước mơ được ngồi trên giảng đường của 2 em đang dần khép lại...
Những ngày cuối năm, chúng tôi đến thăm gia đình của chị Nguyễn Thị Tú (SN 1965) ở số nhà 53 đường Đào Duy Từ, phường Trường Chinh (TP.Kon Tum). Ngôi nhà của 3 mẹ con chị cũng là quán tạp hóa nhỏ - nguồn thu nhập chính của gia đình. Chị Tú- người phụ nữ mang trong người nhiều căn bệnh, nước mắt cứ chảy ròng khi kể về hoàn cảnh của gia đình, nhất là nghị lực của những đứa con.
Những ngày giáp Tết Bính Thân này gia đình chị Y Pip (47 tuổi, người dân tộc Hà Lăng), trú tại làng Kram, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) tràn ngập niềm vui. Ấy là bởi chị được dọn về ngôi nhà mới khang trang, được xây dựng từ sự đóng góp của những tấm lòng thơm thảo.
Bà cụ đã hơn 80 tuổi rồi, sống neo đơn một mình mà hàng ngày vẫn lụi cụi đi vận động mọi người góp tiền giúp người nghèo; rồi lặn lội lên tận các thôn, làng ở Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plông… tặng quà
Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Bọoc Mạy) với những lời ca, điệu múa của người Thái vang trên quê hương thứ hai, ai nấy đều không khỏi bồi hồi và tự hào. Tất cả đều cùng một quyết tâm kết nối cộng đồng, đoàn kết, chăm chỉ làm ăn để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên vùng đất mới Ia H’Drai.