Đêm, lướt vội facebook, bất chợt gặp chị đang phát trực tiếp làm mứt sâm dây. Đôi tay chị đảo nhanh, mẻ mứt sâm dây đang ở giai đoạn sền sệt. Vị ngọt tự nhiên của sâm dây đang hòa lẫn, kết dính vị ngọt của đường thành một màu vàng nhạt… Chỉ nhìn qua hình ảnh mà chao ôi, sao lại ngon, lại thơm, lại thèm đến thế. Một điều gì đó bỗng cựa trỗi, một cảm giác pha trộn khó gọi tên, mừng vui, tự hào, và cả thân thuộc nữa.
Sáng nay thức dậy, lặng lẽ bóc từng tờ lịch cũ, tôi chợt nhận ra bloc lịch đã mỏng dính. Những ngày cuối cùng của một năm trôi đi thật nhanh… Cảm giác hối hả, cập rập của một năm sắp qua xen lẫn cùng cái rạo rực, vui sướng khi sắp chào đón một năm mới thật khó tả.
Mấy hôm nay trời trở lạnh, dù đã đắp chăn dày sụ mà tôi vẫn chưa thấy đủ. Tôi bỗng thầm ao ước giá mà có được cái bếp lửa ngày xưa của mẹ và nội. Bếp lửa ấy đã sưởi ấm cả tuổi thơ của tôi.
Nó bần thần nhìn mấy mầm bí non tơ đang dè dặt vươn quá mặt đất, như những đôi mắt tý hon xanh lơ hé ra tò mò nhìn đời, mà nhớ tới đôi tay chai sần, rắn chắc của người mới đào hố, vun vồng, cắm hạt với nó hôm nào.
“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” - cách nghĩ, cách làm ấy của những người luôn sẵn sàng hy sinh vì cộng đồng giúp chúng ta thêm tin tưởng vào những điều tốt đẹp, việc tử tế vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Tết sẽ không bình yên, sẽ không vui nếu như còn có người đốt pháo trái phép khắp nơi. Chính vì thế, cùng với cơ quan chức năng, mỗi người dân cần tự nhận rõ những hiểm họa từ việc đốt pháo, nêu cao ý thức, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không mua bán, sử dụng pháo, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, để Tết an vui đến với mọi nhà.
Ô cửa sổ không còn được mở để đón ánh nắng mặt trời như mọi khi. Qua khe cửa, những chiếc lá vàng trên tán bàng cũng rơi theo gió lạnh. Chẳng còn ẩn mình, đông khẽ khàng chạm từng căn gác nhỏ.
Chỉ mai mốt thôi, thằng cháu lớn thêm, chiếc áo bây giờ sẽ thành chật chội. Bà sẽ lại dệt nên một tấm vải khác, may thành chiếc áo vừa hơn… Những chiếc áo mới vẫn lần lượt ra đời, cho nghề dệt không bao giờ mai một.
Hắn đặt bước chân đầu tiên xuống phố núi trong một ngày lạnh se sắt. Chiếc xe khách thả hắn xuống đầu cầu Đăk Bla khi phố đang chuyển mình từ đêm sang ngày. Cậu phụ xe vui tính ngoắc ngoắc tay, hét lên giữa tiếng gió ù ù: Khi nào xuôi nhớ gọi nhé. Hắn cười cười, phất tay thay lời chào tạm biệt.
Gió bấc về... Ngọn gió ấy không đơn thuần là ngọn gió. Mà nó xôn xao gọi Tết và chất chứa bao nhiêu là niềm thương nỗi nhớ, bao nhiêu là ước mong. Nên năm nào cũng vậy, chị cứ mãi náo nức đón chờ, cứ mãi xốn xang khi những cơn gió bấc về.
Tuần qua, sự kiện có lẽ được nhiều người quan tâm nhất chính là Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 10 diễn ra tại thủ đô Hà Nội (ngày 10/12). Hơn 2.000 đại biểu chính thức được tôn vinh tại Đại hội là những tấm gương bình dị mà cao quý trên các lĩnh vực đời sống xã hội luôn nỗ lực làm việc, cống hiến và hy sinh cho quê hương, đất nước.
Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cùng với việc thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch thì ý thức và tinh thần trách nhiệm, sự tự giác… của mỗi người là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.
Mọc hoang dại ở ven suối, lưng đồi, trước kia rau rừng chỉ được xem là thức ăn mỗi khi khó khăn, giáp hạt của đồng bào DTTS ở những thôn, làng xa xôi. Nhưng nay các loại rau rừng đã trở nên hấp dẫn với nhiều người tiêu dùng, bước đầu tạo thu nhập cho bà con.
Bạn sẽ thắc mắc, rồi lẩm bẩm trách móc cái ông viết chi lạ, chẳng phải người ta thường nói buồn như chợ chiều hay sao, vậy mà viết xốn xang, như vui vẻ lắm, hào hứng lắm. Nhưng bạn cứ bình tĩnh mà đi theo tôi sẽ thấy, không phải cứ chợ chiều là phải buồn.
Cũng như gừng tươi, me xanh, bí đao…, tháng năm tuổi thơ với mãng cầu xiêm hẳn đã thành bao nhiêu kỷ niệm. Giờ đây, cho dù đã vắng mặt ít nhiều trong mỗi dịp Tết, nhưng loại quả sạch lành này vẫn còn gần gũi trong từng gia đình. Chẳng riêng sinh tố ngọt chua thanh mát, mãng cầu xiêm còn được phơi khô, nấu nước hàng ngày.
Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.