• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Chút tâm tình tháng Tám

05/08/2024 13:10

Tạm biệt những ngày mưa dài lê thê, tháng Tám về cùng nắng vàng và những cơn gió mùa Thu dịu mát. Trong khoảng trời bình yên và đẹp đẽ, xin gửi chút tâm tình đến tháng Tám yêu thương của hôm qua và hôm nay.

Sau nhiều ngày mưa, bầu trời hôm nay trong và xanh vời vợi. Những con phố khô ráo, vỉa hè phủ kín một màu rêu và lá vàng. Bất chợt nhận ra rằng mùa Thu đang lặng lẽ về trên phố.

Thời gian thấm thoát thoi đưa. Mới ngày nào, không khí tươi mới, rộn rã và ấm áp của mùa Xuân còn lan tỏa, chẳng mấy chốc đã vượt qua những ngày Hè nắng nóng cùng mưa rơi. Bây giờ thì đã bước sang những ngày dịu mát của tháng Tám, của mùa Thu.

Tháng Tám về, xin được gửi những lo âu, những muộn phiền cho gió, để cuốn đi. Xin ấp ôm những tia nắng vàng dịu nhẹ, gửi chút tâm tình của tháng Tám yêu thương.

Tháng Tám về, tâm hồn bỗng rộn vui khi những đứa bạn rủ nhau trở về thăm trường cũ. Bao nhiêu năm rồi, kỷ niệm thân thương tưởng chôn vùi vào quên lãng theo thời gian và vòng xoáy của cuộc đời.

Cũng tháng Tám của hơn hai mươi năm về trước, mùa tựu trường chất chứa những bâng khuâng. Những người bạn xa lạ ở đâu bỗng chốc trở thành gần. Cùng chia bùi sẻ ngọt với nhau những bì cóc, ổi. Ghế đá, sân trường trở thành nơi hò hẹn, ghi dấu những kỷ niệm về tình bạn khó phai.

 
Tháng Tám về bâng khuâng nhớ bạn cũ, trường xưa. Ảnh:S.C

 

Nhớ những buổi chiều tháng Tám mưa giăng, tan học về đạp xe trên phố. Những kỷ niệm buồn vui sao đếm nổi, trôi theo những ngày tháng xa xăm. Những câu thơ mùa Thu năm ấy được xếp vần với biết bao nhiêu là niềm thương nỗi nhớ:

“Mùa Thu về qua phố.

Đón đưa em đến trường.

Đi dưới trời mưa giăng.

Sao mà yêu đến thế”.

Để rồi một ngày chợt nhận:

“Mùa Thu về qua phố

Lá vàng cứ rơi rơi

Ai nhặt lá đếm chơi

Tạo khung trời thương nhớ”.

Tháng Tám về, nhớ mãi chuyến thực tập đầu tiên cách đây hơn 20 năm. Khi ấy, nó cùng các bạn trong lớp được nhà trường đưa về Bạc Liêu thực tập 1 tháng. Đây là lần đầu tiên nó đi miền Tây dài ngày đến vậy.

15h chiều, cả đoàn về đến nơi thực tập. Trời chiều, cảnh miền Tây sông nước buồn man mác khiến tụi con gái nhớ nhà ôm nhau khóc hu hu, làm bác tài cũng sốt ruột.

Chiếc xe 16 chỗ chạy băng băng trên đường Quốc lộ 1A, rồi cứ thế rẽ trái, rẽ phải, vòng vèo mãi rồi cũng tới được nơi ở nhờ.

Chủ nhà là một cô thật dễ thương. Cô lo chỗ ngủ, còn nhận nấu ăn cho cả đoàn trong một tháng thực tập. Cô nấu ăn món nào cũng ngon. Bởi vậy mà khi kết thúc đợt thực tập nó tăng từ 42kg lên 44kg, dù hàng ngày phải “cuốc bộ” cả 8 cây số đi thực tế để vào các làng đồng bào Khơ Me.

Nó nhớ những bữa cơm tối, cả gia đình chủ nhà và tụi nó ngồi ăn thiệt là vui. Bữa nào có món thịt vịt kho gừng là tụi nó lại tranh nhau ăn.

Nó nhớ sắc vàng của bông điên điển ven đường; nhớ những mái nhà lợp bằng lá dừa nước mát ơi là mát. Nhớ ngôi chùa Khơ Me đẹp ơi là đẹp- nơi có sư Thạch Hà cho tụi nó tá túc buổi trưa để chiều còn đi thực tế tiếp.

Nó nhớ lần đầu nó đi qua cầu khỉ. Hai hàm răng nó cắn chặt, run đến thở không nổi. Nhưng rồi nó vẫn quyết định bò qua, vì nếu không thì phải đi vòng đường lộ rất xa, trong khi trời đã nhá nhem tối, cũng vì cái tội mê trò chuyện với bà con mà không chịu về sớm.

Bên bờ kia con kênh trước nhà tụi nó ở có gánh chuối chiên. Cuối tuần được ở nhà, ra trước ngồi hóng mát, mùi chuối chiên cứ “dậy sóng” trong lòng cả bọn nó. Có lần cả bọn lén mở ghe nhà chủ vượt qua bên kia mua chuối, dù chẳng đứa nào biết chèo. Lần ấy chiếc ghe chao đảo, cả bọn mặt đứa nào đứa nấy xanh như đít nhái, may mà có thằng cu Tí, cháu của cô chủ nhà nhìn thấy bơi ra ứng cứu kịp thời.

Nó nhớ lần đầu học tiếng Khơ Me, cả bọn nó cứ trêu nhau cái câu “on sờ lanh bon tê” (giống như trong tiếng Anh là I love you vậy đó). Rồi vào làng gặp ai tụi nó cũng nói . Bà con biết sinh viên về thực tập nên cũng không giận tụi nó mà ngược lại còn quý lắm, trò chuyện thân thiện, cho tụi nó ăn đủ cây trái trong vườn.

Cảm ơn tháng Tám, cảm ơn miền Tây sông nước đã cho nó có những kỷ niệm thật đẹp đẽ thời tuổi trẻ.

Rồi thêm một tháng Tám về với buổi chia tay tuổi sinh viên nhiều kỷ niệm, đẫm lệ buồn mà cũng lắm niềm vui. Ai chia xa mà chẳng nhớ thật nhiều, nhất là với những kỷ niệm về một thời thanh xuân rực rỡ.

Giai điệu của bài hát đi cùng với tuổi trẻ: “Hàng ghế đá xanh tàn cây góc sân trường. Hành lang ấy xa dần xa bước chân người. Bạn thân hỡi ta khắc ghi trong lòng. Những ước mơ hồng ngày tháng chờ mong” (Tình Thơ, tác giả Hoài An) làm cho ngày ra trường càng khắc khoải niềm thương.

Thấm thoát đã hai mươi năm, những đứa bạn ngày ấy bây giờ đều đã  không còn trẻ. Những mái đầu xanh cũng bắt đầu chuyển màu. Mỗi đứa một nơi và cũng rất khó để mà hội ngộ. Nhưng đọng lại vẫn đong đầy những tình cảm yêu thương.

Chiều nay nhận được thư mời hội khoa, lòng chợt dâng lên niềm nhớ. Hẳn là ít hôm nữa, sân trường lại ngập sắc hoa. Cành ngọc lan vẫn xanh một màu lá. Tiếng mấy nhỏ bạn lao xao dưới vòm lá, đưa ta về những ngày tháng của yêu thương.

Lại giai điệu của bài hát một thưở xa xưa “Bao yêu thương trong ta tìm về một thoáng trường xưa đã nghe thời gian thoi đưa. Nghe bâng khuâng ngu ngơ một thời, tìm bước ngày xưa ướt mưa người còn đâu nữa” cứ du dương đưa người ta trở về khoảng trời ký ức.

Tháng Tám về, xin gửi chút tâm tình, mãi nhớ mãi thương.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by