• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Tản mạn Vu lan

17/08/2024 06:02

Hồi nhỏ, cha mẹ vẫn luôn nói với chúng con, cố gắng mà học để được đi xa, để nhìn xa hơn lũy tre làng, để bớt đi những nhọc nhằn, vất vả như mẹ cha sau những buổi lên lớp dạy học, lại tần tảo nắng mưa với ruộng vườn, hết cuốc xới, gieo trồng, lại đến những ngày phải bì bõm vớt vội vườn rau đang xanh mơn mởn, rồi công kênh đàn heo cả mấy chục con chạy qua bao mùa lụt bão quê mình.

Giờ đây, con đã nhìn xa hơn lũy tre làng mình, nhìn xa hơn cánh đồng lúa mà mỗi năm người quê mình tần tảo nắng mưa cấy trồng hai vụ. Con đến một nơi xa, cách xa quê mình hơn nửa nghìn cây số, mà sao trong thẳm sâu con vẫn đau đáu về những cánh đồng, về giếng nước có mạch ngầm mãi tuôn chảy dòng nước mát đầu làng mà chị em con vẫn ríu rít giặt chăn, giặt chiếu mỗi khi tết đến, về ngôi nhà nhỏ rực sắc hồng hoa tường vi mỗi dịp hè về đang có hai mái đầu bạc trắng như cước ngày ngày lụi cụi vào ra, thỉnh thoảng lại hỏi nhau: Chúng nó chắc bận lắm nên ngày nay chưa thấy gọi về.

Mùa Vu lan, con lướt qua nhiều dòng chia sẻ về chủ đề báo hiếu mà nhớ về mẹ cha, nhớ công lao dưỡng dục sinh thành, nhớ những nhọc nhằn, hy sinh cho đàn con bé dại. Nào đâu chỉ lo cho chúng con có những bữa cơm đủ no, có quần áo đủ mặc, có đủ sách vở, đóng nộp đầy đủ các khoản tiền ở trường, ở lớp, cha mẹ còn lo uốn nắn các con đang lứa tuổi ngỗ nghịch, lỡ đâu lại hư hỏng, khó nên người.

Mùa Vu lan báo hiếu. Ảnh minh họa

 

Lại nhớ trong hành trình dò dẫm bước vào đời, con đã có những lúc va vấp, làm đau lòng mẹ cha. Có những giận hờn, có những giọt nước mắt, để rồi lắng đọng sau tất cả chỉ còn lại tình yêu thương và lòng biết ơn cha mẹ - những người đã cho con sự sống, những người đã cho con có cả cuộc đời.

Nơi con đang sống cách xa quê mình hơn nửa nghìn cây số giờ đây đang mùa mưa. Những cơn mưa nối tiếp những cơn mưa trong mùa Vu lan như khiến tâm tư con thêm trĩu nặng. Cả cuộc đời tần tảo lo toan, đến tận lúc này đây, khi mẹ cha chỉ còn một, hai năm nữa đã bước sang tuổi “bát thập đắc hi hỉ” vẫn bộn bề những lo toan. Lo dặn dò nhắc nhở các cháu học hành, lo cho các con mỗi khi cơm chẳng được lành, canh chẳng được ngọt, lo cho các con khi dòng đời xô đẩy chẳng được như ý, vẹn toàn.

Mấy hôm rồi, mẹ lặn lội từ quê vào thăm. Đổi qua mấy chặng đường bay mà mẹ vẫn tay xách nách mang những món quà quê cho con cháu. Nhìn mẹ tỉ mẩn xếp từng món quà nhỏ cho đứa con này thích món này, đứa cháu kia thích món kia; nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt đã đậm dấu thời gian của mẹ khi có người con chưa trọn vẹn mà sao lòng con rưng rưng. Con và các anh chị em con nữa, dù ai cũng đã sương mai phủ bạc mái đầu, trong mắt mẹ cha vẫn là những cô bé, cậu bé mải chơi dọc theo hàng râm bụt trước lối nhà, vẫn cần mẹ cha che chở mỗi khi gặp những buồn phiền, nặng trĩu trên dòng đời cuồn cuộn chảy.

Mỗi lần cha mẹ và chúng con gặp nhau, những câu chuyện từ ngày xa cứ hiện về, mồn một, rõ nét. Những trận cười và cả những giọt nước mắt theo những câu chuyện kéo dài cho đến tận đêm khuya. Chuyện ngày con học lớp 1, vừa bước chân đến lớp lại quày quả ôm cặp đi bộ về nhà, mẹ dỗ dành, mẹ nghiêm khắc, mẹ đòn roi con trong nghẹn ngào nước mắt khiến con vừa sợ hãi, vừa hờn dỗi mới theo học kịp cùng chúng bạn trang lứa. Chuyện ngày con ôn thi vào đại học, chẳng có điều kiện lên phố lớn luyện thi, mẹ tất tả đạp chiếc xe cọc cạch đi về gần bốn mươi cây số trong những cơn gió Lào muốn bay thốc người để mượn tài liệu cho con…

Một đời tần tảo cho các con được nhìn xa hơn lũy tre làng, nhìn xa hơn cánh đồng làng mỗi năm hai vụ cấy gặt mà mẹ cha chẳng một lần kể công lao, chẳng một lần đòi hỏi ơn hay nghĩa.

Còn con, vì mưu sinh, đã vượt qua bao nhiêu quãng đường, qua bao nhiêu núi rừng mưu sinh nơi miền đất mới. Biền biệt ở nơi xa, mỗi năm mỗi lần, con về quê hay mẹ cha lặn lội vào thăm cũng đều trong vội vã. Chẳng có nhiều thời gian dành cho mẹ, cho cha. Chỉ biết mỗi ngày lấy câu chuyện của con, của các cháu gửi qua điện thoại. Chỉ biết lòng áy náy mãi thôi, day dứt mãi thôi.

Mẹ cha biết vậy nên khi nào cũng nhắn nhủ, các con được nhìn xa hơn mẹ cha, trọn vẹn, đủ đầy hơn mẹ cha, lại biết chăm chút, lo toan cho gia đình nhỏ, biết dạy dỗ các con con nên người cũng là cách bày tỏ lòng hiếu thuận, là ơn nghĩa bao la gửi đến mẹ cha rồi đấy. 

Một mùa Vu lan nữa lại về trong những cơn mưa dầm dề. Ở nơi phương xa, nỗi nhớ những ngày xa, nỗi nhớ về ngôi nhà nhỏ rực sắc hồng hoa tường vi mỗi dịp hè – nơi đang có hai mái đầu bạc trắng như cước ngày ngày lụi cụi vào ra lại dội về. Có nhớ, có thương, có day dứt  và có cả áy náy. Biết làm sao được, cuộc sống luôn như con nước thao thiết cuộn trôi, cứ chảy mãi, chảy mãi về nơi tít tắp xa.

Con giờ cũng đã là mẹ của hai con. Mà giống như mẹ cha bao lần nhắn nhủ, lòng báo hiếu và tình yêu thương cũng giống như hạt giống cần đất tốt để gieo, cần nước mát lành để tưới. Nên con sẽ lại giống như mẹ, như cha, sẽ tần tảo, lo toan, sẽ trọn đời làm mảnh đất tốt, trọn đời làm giọt nước mát lành nuôi dưỡng lòng báo hiếu và tình yêu thương của các con con xanh tốt.

NGUYÊN PHÚC

   

Các tin khác

  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
  • Đi trong mùa nắng
  • Tháng Ba mùa gặt
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by