• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Lồng đèn đêm trăng

16/09/2024 13:12

Một Trung thu nữa lại đến! Miệt mài, tỉ mẩn, rồi chiếc lồng đèn mong đợi cũng thành hình. Qua hè là vào năm cuối bậc phổ thông, nỗ lực học hành đã được “lên dây cót” từ sớm, song việc chuẩn bị đón Trung thu thì vẫn không thể xao nhãng.

Lần này cũng là lần thứ ba liên tiếp, cậu bé Đình Toàn trong vai trò lớp trưởng, bí thư chi đoàn lớp “chủ trì”, tập hợp các bạn chung tay làm lồng đèn, sẵn sàng góp vui trong đêm hội rước đèn của Đoàn trường mà tất cả đều háo hức đón chờ.

“Nguyên lớp hơn 30 học sinh, ở phố ở làng đều đủ cả, nhưng riêng việc làm lồng đèn thì ban đầu quả là xa lạ và rất khó hình dung”- Cậu bé giãi bày như thế. Vì vậy, khi chính tay bạn bè có thể tạo nên, thì hẳn đã ngập tràn trong niềm vui mỗi đứa.

Năm nay, lồng đèn của 12A đã sớm được “lên ý tưởng” là chiếc lồng đèn hình quả địa cầu. Không quá lớn vì để tránh cồng kềnh, lồng đèn chỉ cao chừng 1 mét, đường kính 1,2 mét. Bao quanh chiếc trụ bằng thân cây lồ ô vững chãi là những vòng cung cố định được vót chuốt dẻo dai. Lớp thuận lợi khi có các bạn vùng ven, từ bé đã quen với rựa dao, tre nứa. Trong đó, không thể không trông cậy vào “thợ chính” A Tin đã giỏi chặt chẻ, vót chuốt, lại có óc tưởng tượng đáng nể. Mỗi đường nan, đoạn vót của nó đều khiến các bạn gật gù ngưỡng mộ.

Cùng làm lồng đèn. Ảnh: TN

 

May mắn là vậy, song việc làm lồng đèn sẽ không biết có thể khởi đầu suôn sẻ được không, nếu bạn bè của Toàn thiếu sự sẻ chia, hỗ trợ đắc lực từ ông nội nó. Ông ngoài 80, thuộc lớp cao niên hiện còn không nhiều. Không chỉ giúp đỡ từ khâu nguyên liệu bằng mấy khúc xăm lũ và những cây lồ ô đã cất công mang về từ nhà ông bạn già “trong núi”, ông còn chỉ vẽ “lên khung” cùng cách làm đến chốn đến nơi nhờ vốn thạo làm đèn ông sao.

Ông kể, kỷ niệm với Rằm tháng Tám đầu tiên trong đời, ông không quên được. Số là, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954), ông mới chính thức vào lớp 1, khi đã 12 tuổi. Chừng ba năm sau đó, bọn trẻ trường làng mới được biết đến Trung thu quây quần, tụ hội. Lần đầu tiên, lũ trẻ được tận mắt nhìn thấy và chạm tay vào chiếc đèn ông sao nho nhỏ. Những chiếc đèn ông sao 5 cánh bằng cọng tre, dán giấy bóng kính màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, tím, vàng. Mỗi chiếc đèn nhỏ có một cái cán ngắn độ chừng hơn 2 gang tay be bé cho dễ cầm và tiện đưa lên quá đầu.

Trung thu năm ấy, trong khoảng sân trường làng nho nhỏ có mấy cây thị và cây muỗm xòe tán, cậu bé chăm ngoan là ông được đi đầu rước đèn. Cả lớp chỉ được chừng 4-5 chiếc đèn ông sao, nên vinh dự dành cho học sinh tiêu biểu, cháu ngoan Bác Hồ. Mâm cỗ chỉ là vài quả bưởi rám xanh to như những quả bóng nhựa căng tròn cùng với mấy nải chuối hương chín vàng và những quả hồng phơn phớt mà các gia đình phụ huynh tự tay mang lên cùng cô giáo trang hoàng, sắp xếp.

Lại nhớ, Trung thu đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất (năm 1975) cũng là lần đầu tiên, ở ngôi làng nhỏ của ông, bọn trẻ đã thích thú hò reo bên chiếc đèn kéo quân thật là kỳ diệu. Khi ánh sáng trong lòng khung đèn hình trụ lục giác được thắp lên, những hình thù cây cối, chim thú cứ mải miết chạy vòng quanh khiến đứa nào cũng trầm trồ, thán phục. Ngày ấy, đất nước mình còn nghèo và ngổn ngang hậu quả chiến tranh, nên món quà của nhân dân nước bạn dành cho thiếu nhi Việt Nam thật vô cùng quý giá và ý nghĩa.

Lồng đèn từ phế liệu. Ảnh: TN

 

Chẳng biết tự khi nào, lồng đèn đêm trăng đã gần gũi, thân thương trong mỗi mùa Trung thu trẻ nhỏ. Thay đổi theo thời gian cùng điều kiện kinh tế- xã hội, song điều ông ấm lòng trân trọng là dù cuộc sống có đi lên thế nào, thì những chiếc lồng đèn thủ công ngày xưa mà gần gũi nhất là đèn ông sao, đèn cá chép, đèn hình trụ, đèn hình cầu bằng khung tre, giấy bóng, giấy màu vẫn mãi được yêu thích.

Từ mỗi chiếc đèn Trung thu nhỏ bé, đơn sơ được làm nên từ tre nứa, phế liệu đến những chiếc đèn lồng to lớn bề thế hơn nhiều được say mê hoàn thành, với bạn bè của cậu bé Đình Toàn là cả chặng đường ghi dấu bằng cả tư duy, nhận thức và việc làm thực tế. Càng ý nghĩa biết bao, khi những chiếc lồng đèn ấm áp tình yêu thương và sự sẻ chia vẫn theo bước các phong trào của Đội, của Đoàn, Hội đến với các em nhỏ vùng sâu vùng xa, hay nơi khó khăn, hoạn nạn. Lồng đèn đêm trăng góp phần lan tỏa niềm tin và hy vọng về một thế giới hòa bình và cuộc sống an yên.

Thanh Như

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by