• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Mùa hoa dã quỳ

12/11/2024 13:10

Tháng Mười Một, hoa dã quỳ ở Tây Nguyên bắt đầu bung hoa khoe sắc vàng rực rỡ. Từng cánh hoa mỏng manh đung đưa trong gió khoe sắc dưới tiết trời se lạnh mới đẹp làm sao.

Có lẽ cùng với nắng, gió và cái tiết trời se sạnh, mùa khô ở Tây Nguyên đã được thiên nhiên ban tặng cho một loài hoa tuyệt đẹp, đó là dã quỳ.

Hoa đơm nụ khoảng từ đầu tháng Mười Một dương lịch và bắt đầu bung hoa khoe sắc sau đó khoảng một tuần, kéo dài đến hết tháng, thậm chí có nơi sang đến tháng Mười Hai.

Dã quỳ ở Tây Nguyên có nơi mọc thành vạt dài, trải rộng trên những triền núi, triền đồi, thung lũng; có khi mọc thành từng khóm rải rác ven đường, trên những khu đất rẫy, bờ rào.

Dù mọc tự nhiên, chẳng ai chăm sóc nhưng cây vẫn vươn mình với một sức sống mãnh liệt. Mùa khô, cây cỏ ở đây dường như bắt đầu “ngủ Đông” bởi lạnh, như thế càng làm nổi bật sắc vàng rực rỡ của dã quỳ.

Bạn sẽ bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của dã quỳ khi đi phượt trên những cung đường uốn lượn quanh co qua núi đồi; trên những cung đường dẫn về các thôn, làng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa với bạt ngàn cây rừng và đồi núi hai bên đường.

Những con đường rợp sắc hoa dã quỳ tuyệt đẹp. Ảnh: Nguyễn Ban

 

Mấy ngày nay, ở tỉnh bạn Gia Lai- một trong năm tỉnh Tây Nguyên- có tổ chức sự kiện “Vũ khúc Dã quỳ-Chư Đang Ya 2024”, ai cũng háo hức muốn một lần đến với Tây Nguyên để hòa mình vào vẻ đẹp của dã quỳ nơi đây. Đúng là dã quỳ Chư Đang Ya tuyệt đẹp. Dù là vẻ đẹp của tự nhiên nhưng giống như một sự “quy hoạch”, sắp xếp từ bàn tay, khối óc đầy tính nghệ thuật của con người vậy.

Nhìn từ trên cao, dã quỳ vàng rực trải rộng như một tấm thảm mềm mại bao trùm miệng núi lửa Chư Đang Ya đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm. Hai bên đường vào địa điểm du lịch này, dã quỳ trải dọc, tạo nên một bức tranh quá đỗi yên bình, nên thơ và đẹp đẽ, cứ muốn níu chân du khách.

 Tháng Mười Một, lướt qua các trang mạng xã hội thấy mọi người rầm rộ đua nhau khoe những bức ảnh hết sức duyên dáng, đẹp đẽ cùng dã quỳ mà nôn nao, chỉ muốn dứt khỏi cái công việc bận bịu của những ngày cuối năm để hòa mình vào cảnh sắc của thiên nhiên.

Nhưng không chỉ có Gia Lai không thôi đâu, mà các tỉnh Tây Nguyên bao gồm Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng cũng đều có hoa dã quỳ. Mỗi tỉnh thành, có lẽ vì độ lạnh có chênh lệch nên thời gian nở và tàn của hoa có dao động chút ít, nhưng rộ nhất vẫn là tháng Mười Một này.

Tôi thích ngắm nhìn vẻ đẹp của dã quỳ trên những cung đường uốn lượn về vùng sâu, vùng xa ở Kon Tum. Ở đó, dã quỳ như toát lên được vẻ đẹp nhất của mình, vừa mang sự mạnh mẽ, khỏe khoắn, hoang dại của tự nhiên, vừa thể hiện một sức sống bền bỉ, phóng khoáng, chân chất của Tây Nguyên. Có khi người ta nhìn thấy một khóm dã quỳ mọc trên vách núi, có khi chúng mọc trên các khe đá, có khi mọc ở lưng chừng đồi.

Duyên dáng cùng vẻ đẹp của hoa dã quỳ. Ảnh: Nguyễn Ban

 

Người ở làng còn kể, ở rẫy họ, dã quỳ mọc nhiều. Mùa khô bị chặt bỏ, thì đến mùa mưa, cây lại mọc lên thành khóm sum xuê, rồi chờ đến những ngày lạnh, hoa lại đơm nụ, cho hoa khoe sắc rực rỡ mà chẳng cần ai chăm bón gì.

Tôi thích thú khi nghe bà con nói, cách hoa mọc thành từng khóm, chứ không mọc lẻ từng cây từng cây bao giờ mà thấy hay hay. Tôi liên tưởng đến tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng của bà con đồng bào DTTS nơi đây.

Mấy năm nay, ở Kon Tum còn nổi lên một địa điểm dã quỳ tuyệt đẹp khiến du khách mê mẩn tìm đến đó là tại khu vực Cột mốc ba biên Việt Nam, Lào, Campuchia ở huyện Ngọc Hồi, nơi mà người ta vẫn thường ví von là địa điểm “một con gà gáy ba nước  cùng nghe”. Tháng Mười Một lên thăm Cột mốc ba biên, chắc chắn một điều rằng ai ai cũng sẽ choáng ngộp trước vẻ đẹp của dã quỳ dọc theo những bậc thang lên cột mốc.

Vì vậy, còn gì thú vị và hấp dẫn hơn khi đến với Kon Tum mùa này, bạn vừa có cơ hội được tham quan, tìm hiểu về cột mốc, về chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ, vừa được đắm mình cùng vẻ đẹp của hoa dã quỳ.

Nếu bạn là người yêu vẻ đẹp của tự nhiên thì còn chần chừ gì nữa khi tháng Mười Một đã về và vẻ đẹp của dã quỳ đang độ rực rỡ nhất.

SÔNG CÔN 

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by