• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Ngang qua cơn gió mùa về

11/11/2024 13:13

Cũng tầm này chị nhỉ, khi những cơn gió trở mùa ngang qua, thể nào mẹ cũng mở tủ lấy mấy chiếc chăn bông ra đặt ở cuối góc giường, rồi lấy áo bông, áo len, khăn quàng cổ, mũ len ra, nhắc mấy chị em mình trời trở lạnh rồi, nhớ mặc áo, quàng khăn vào cho đủ ấm.

Em còn nhớ mẹ dáng người nho nhỏ mà nhanh thoăn thoắt. Mấy cái chăn bông dày cộp mẹ gấp vuông vắn cất lên ngăn tủ cao, mẹ trèo lên đứng trên chiếc ghế, rồi gọi chị, gọi em đỡ hộ. Nào phải lấy ra là xong, lại thêm công đoạn lồng vỏ chăn bao ngoài lớp ruột bông chần phía trong nữa. Mẹ hí hoáy buộc bốn đầu chăn, mẹ trở, mẹ quay, nhìn mà chuyên nghiệp. Phải dành dụm lắm mới sắm sanh được mấy cái chăn bông, mẹ mua loại vải con công nức tiếng một thời may thêm mấy vỏ chăn bọc ngoài vừa tiện giặt giũ sạch sẽ, vừa bảo quản chiếc chăn bông phía trong cho bền lâu.

Mùa gió lạnh nào cũng vậy, em thích cái cảm giác nằm trong chiếc chăn bông bọc lớp vỏ chăn có hình những con công đo đỏ trùm kín người, chỉ he hé hai con mắt nhìn lơ đễnh ra ngoài ô cửa sổ. Bên ngoài khung cửa sổ lao xao mấy tán lá vẫn mướt xanh giữa tiết trời đông là tiếng chim líu ríu. Bên trong khung cửa sổ là chị, là em với bao tâm tư đang trôi qua theo gió thổi, theo những đám mây dày có màu xám đục đang vần vũ trôi.

Gió mùa về. Ảnh minh họa

 

Chìm trong tiếng gió mùa đang thổi ngoài kia, khi nào cũng vậy, em cứ có cảm giác như một vòng tay không nồng ấm mà cũng chẳng hững hờ. Cố nhiên là lúc nào cũng vậy, chị em mình đều nấn ná, rồi he hé đôi mắt be bé qua mép chiếc chăn bông có vỏ bọc hình con công, chị nhỉ. Những ý nghĩ đầu tiên không biết tại vì sao mà bao giờ như cũng đến từ nơi xa lắm. Nơi ấy cũng gió mùa thổi về. Nơi ấy gió thổi không dịu dàng mà cảm giác như vừa cố vượt qua những dãy núi cao nên ào ạt, mênh mông lắm. Nó có cái gì đó này khiến cho lòng người xao xác, bâng khuâng. Kiểu như cảm giác có sự thay đổi. Kiểu cảm giác tháng ngày trôi nhanh, nhanh như cơn gió đang thổi hun hút theo mỗi mùa về.

Không biết chị còn nhớ không, có những năm gió mùa đã về mà con sông chảy qua làng mình vẫn cồn cào giận dỗi. Bao nhiêu người làng phải lầm lũi giữa cái khổ vẫn chưa đến hồi tận dù hoa lau đã nở bên sông, mà theo kinh nghiệm dân gian là đã qua mùa bão lũ. Bao lần chị em mình lếch thếch theo bóng mẹ đổ dài ra góc chợ nhóm họp ven đường, mua mớ cá sông về kho cay cay, mặn mặn. Mải hì hụi lội nước, mải phụ mẹ cha dọn lụt, bụng đói cồn cào, có nồi cá kho đó, chị ăn mình ăn hết chén cơm này đến chén cơm khác mãi chẳng no.

Ngày ấy, cái vô tư xen lẫn đôi chút vẩn vơ, mộng tưởng của con trẻ lấn át cả những cơn gió lạnh, cả cái khô hanh, nứt nẻ môi, nứt nẻ da, lấn át cả những cơn đói bụng réo rắt, thèm những bữa ăn ngon, thèm có cái kẹo, chẳng bao giờ ăn vội vàng, mà phải ngậm cho vị ngọt từ từ, từ từ tan dần trong cuống họng.

Mà những cơn réo rắt đói ngày ấy của chị em mình hay được lấp đầy bằng những củ khoai, củ sắn của đám trẻ trong xóm. Biết cha mẹ mình đi làm đến tháng nhận lương, chẳng có thửa đất trồng khoai, trồng sắn đến mùa kĩu kịt gánh về, tụi bạn mỗi sáng đi học thể nào cũng dúi cho chị em mình hôm thì củ khoai, hôm thì củ sắn. Cảm giác nóng ấm từ củ khoai mới luộc được mấy nhỏ bạn trao tay cho trong cơn gió lạnh vẫn theo em đến tận bây giờ.

Không ấm áp sao được chị nhỉ, khi mặc những cơn gió thổi hun hút qua làng, chị em mình cùng mấy nhỏ trong xóm xúm xít lại, quây tròn bên đống lá phi lao khô đang cháy, ngóng chờ những củ khoai lang nướng chín thơm lừng. Hồi ấy, mấy đứa trong xóm chiều chiều đi cào lá phi lao thể nào cũng giấu cha mẹ, bọc vài củ khoai lang trong túi áo mang ra động cát cùng nhau nướng vùi trong lá phi lao. Hơi ấm từ đống lửa, mùi thơm từ khoai lang nướng càng khiến cho chị em và đám bạn thêm ríu rít, thêm rộn ràng.

Em nhớ tối tối những ngày gió về, mẹ hay quạt mấy chiếc lồng ấp. Mỗi lần kể về chiếc lồng ấp, mấy nhỏ con nhà em chẳng thể nào hình dung được. Mặc dù em đã miêu tả với chúng là chỉ cần một chiếc chậu đất hay chiếc tô, chiếc thau bằng nhôm, inox bị hư không dùng đến nữa, bọc bên ngoài là chiếc lồng được đan bằng tre nứa, có quai xách phía trên, khi nào dùng đến mới quạt than từ bên ngoài gắp bỏ vào, vậy mà kể đi kể lại bao lần chúng vẫn không hiểu được. Mà chị nhỉ, chúng làm sao hiểu được, chúng làm sao cảm nhận được trong ngôi nhà vẫn còn trống chỗ này, hở chỗ kia, áo quần thì quanh đi quẩn lại mấy cái áo bông, áo len đã đi qua bao mùa gió lạnh, ngồi bên chiếc lồng ấp ấm sực, mẹ bỏ thêm chút gừng nữa, hơi ấm từ than, hương thơm từ gừng nhẹ tỏa thì chẳng còn gì thú vị bằng.

Hôm qua em gọi điện về, mẹ bảo ở quê trời trở lạnh rồi. Em biết mà. Chỉ cần nghe những cơn gió thổi qua hun hút, hun hút qua nhà là em biết ở ngoài quê thể nào mẹ cũng mở cánh cửa chiếc tủ gỗ đã bốn mươi năm có lẻ, bắc chiếc ghế trèo lên lấy những chăn, những áo, những khăn, những mũ. Mà biết là biết vậy thôi chị à, mới nghe mẹ nói nay trời trở lạnh rồi, chẳng hiểu sao em lại xốn xang chi lạ. Em nghĩ mãi, nghĩ mãi những chuyện đã qua. Rồi chỉ ước sao được cùng chị trùm chiếc chăn bông bọc vỏ có hình những con công đo đỏ kín người, đôi mắt he hé qua viền mép chăn mà lắng nghe những cơn gió hun hút thổi qua, mà thương nhớ làm sao những tháng năm đã trôi qua theo cơn gió mùa về.

NGUYÊN PHÚC

   

Các tin khác

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by