• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Nơi cơn lũ đi qua

01/11/2020 13:05

Nhìn sông Đăk Bla dềnh dàng con nước, chị thở dài. Chị chỉ chỗ nước đang xoáy sâu kia kìa vốn là ô trồng hoa màu nhà chị. Khoảnh đất ven sông được phù sa bồi đắp, đất đai tơi xốp, màu mỡ, mùa nào thức nấy, chị trồng đủ loại rau, ít mồng tơi, rau cải, rau dền, ít bầu, bí, đậu ve… Cần mẫn sớm hôm, cả nhà chị nhờ đó mà có những bữa cơm đủ đầy. Nhưng giờ đây… Chị bỗng lặng đi. Tiếng được, tiếng mất trong màn mưa gió và cả trong nỗi nghẹn ngào.

Hứng chịu “hờn ghen” của thời tiết, nào đâu riêng gia đình chị, cả vùng bãi bồi vốn xanh ngát lúa bắp, rau màu các loại nay dềnh dàng con nước. Công sức của gia đình anh chị và bao gia đình khác nữa ngâm, trôi theo dòng nước xiết. Những ngày khi mặt trời còn như đám con nít ngái ngủ, cả vợ lẫn chồng chị đã giục giã nhau ra đồng cuốc xới, vun trồng. Những ngày vợ chồng chị cơm nắm cơm đùm xấp ngửa trên từng luống rau để chăm chút bắt sâu, làm cỏ… Bao mồ hôi đổ xuống trên vạt đất bãi bồi cho rau, bí tốt tươi…

Nghe tin cơn bão số 9 mạnh theo hướng về Kon Tum, vợ chồng chị vội vàng ra bãi bồi. Đã quen với với cách đối phó khi con nước Đăk Bla dềnh dàng vào mùa mưa lũ, chẳng ai bảo ai, anh chị mỗi người mỗi việc, thoăn thoắt hái được một ít rau mồng tơi, rau dền sắp đến ngày thu hoạch, cắt được ít quả bầu bí… mang ra chợ bán. 

Dẫu có những luống rau mới xuống giống, dẫu những cây bầu bí mới bò leo giàn… sẽ bị ngập úng, hư hại, nhưng phần việc nhà chị cũng tạm ổn, vớt vát được đôi chút. Nhưng, còn bao gia đình khác nữa.

Sông Đăk Bla tại thành phố Kon Tum lúc16h ngày 28/10. Ảnh: TH

 

Trời vẫn đang mưa, nước sông Đăk Bla sau nhà anh chị đục ngầu, hung dữ và những thông tin không vui vẫn cứ liên tục dội về. Ngay trong làng chị, một số hộ nhà ngay sát sông Đăk Bla đã phải di dời, có nhà chẳng kịp vớt vát thu hái được tí rau quả nào như nhà chị vì nước lên nhanh… Còn trong tỉnh, cầu sắt ở Đăk Pne bị lũ dữ cuốn trôi, đường đèo Măng Đen bị sạt lở, nhiều làng bị cô lập, nhiều người dân phải di dời do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét… Mưa lũ khiến cho những con số thống kê về thiệt hại nhà cửa, ruộng đồng, hoa màu… ngày càng dày thêm mà chị cảm thấy lo.

Chiều muộn, mưa dần nhẹ hạt, nhưng nước từ thượng nguồn vẫn đổ về,  dòng nước Đăk Bla sau nhà vẫn cuồn cuộn chảy. Tâm trí chị lúc ấy lại ngược tràn, chìm tan vào bức tranh bãi bồi xanh ngát lúa bắp…

Với những người sinh ra, lớn lên từ làng, từ bãi bồi ven sông, chị hiểu lắm những bữa cơm trộn bắp, trộn mì, những bữa ăn rặt những rau, những bí, những bữa cơm có món canh cá sông mà những người đàn ông là cha chị, chồng chị ngày ngày không kể nắng mưa, dầm mình đánh bắt. Và chị cũng hiểu lắm những mất mát mà cuộc “hờn ghen” của thủy thần hàng năm mang lại.

Phía trước sẽ là những gian khó. Không chỉ mất nguồn thu trước mắt của bao công sức một nắng hai sương mà còn phải cả vài tháng nữa sẽ không có rau màu gối vụ. Và không có rau màu gối vụ, đồng nghĩa gia đình chị sẽ không có nguồn thu nhập. Bữa cơm của gia đình chị sẽ thiếu đi một vài món. Một vài thứ trong gia đình phải mua, phải sắm, chị đành phải chắt bóp, đắn đo. 

Khi lũ rút đi, đất bãi sẽ lại chuẩn bị vào vụ mới. Ảnh: Hồng Lam    

 

Nhưng chị cũng biết, sau bão lũ, rất nhanh, trời lại sáng. Núi rừng, xóm làng, ruộng vườn trở nên bình yên đến lạ. Dòng sông Đăk Bla sau nhà chị hôm qua, hôm kia hung hãn cuồn cuộn chảy, nay như lắng lại, vẫn mải miết chảy nhưng dùng dằng, chậm rãi hơn. Dòng sông mỗi năm vẫn mang lũ từ thượng nguồn đổ về, bồi đắp phù sa cho bãi bồi xanh tốt rau hoa trái. Lũ về, cuốn trôi sâu bọ, côn trùng, mầm bệnh phá hoại mùa màng; rửa trôi cặn bã, độc tố các loại bảo vệ thực vật đem lại cho đất nguồn sinh khí mới.

Vài hôm nữa, khi nước rút dần, chị sẽ nhắc nhủ anh tranh thủ cày xới, phơi ải đất. Chị sẽ lấy hạt cây rau dền, rau mồng tơi, rau cải… được cất kĩ trên chái bếp đem ra gieo. Những hạt giống chọn lọc từ những cây giống to, khỏe, không sâu bệnh từ mùa trước sẽ được chị rải đều trên ô đất vừa được lũ bồi đắp phù sa. Sau mươi hôm tưới tắm chăm bón, từng luống đất ở bãi bồi sẽ lấm tấm những chồi xanh của rau mồng tơi, của các loại cải, màu tím thẫm của rau dền…

Nghĩ đến đó bất giác chị thấy ấm lòng. Chút ấm lòng thắp lên sau cơn lũ dữ đi qua. 

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by