Những năm gần đây, huyện Tu Mơ Rông đã đẩy mạnh việc liên kết sản xuất thông qua kinh tế tập thể; trong đó, phát triển hợp tác xã (HTX) đã tạo được sức mạnh tổng hợp, đa chiều mang lại lợi ích cho người dân, giúp bà con thoát nghèo và làm giàu.
Sau 3 ngày hoạt động (15-17/7), Phiên chợ nông nghiệp sạch huyện Đăk Hà năm 2022 khép lại với những kết quả tích cực. Qua đó, mở ra cơ hội để các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc khác của các địa phương trên địa bàn huyện và một số địa phương khác được quảng bá đến người tiêu dùng và tổ chức các hoạt động kết nối giao thương nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Theo kế hoạch trồng rừng tập trung năm 2022, huyện Tu Mơ Rông phấn đấu đến cuối năm đạt 348ha. Hiện chính quyền, người dân cùng các công ty đóng chân trên địa bàn đang chung sức, đồng lòng, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu đề ra.
Ngày 18/7, ông Phan Mười- Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, đến nay, Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên tuyến Quốc lộ 24 qua địa bàn tỉnh Kon Tum (tuyến đường nối tỉnh Kon Tum – Quảng Ngãi) đã hoàn thành theo đúng tiến độ quy định của Bộ Giao thông Vận tải đề ra là hoàn thành trước 30/6. Hiện, các nhà thầu thi công đang hoàn thiện hạng mục an toàn giao thông, vệ sinh toàn tuyến và hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu đưa vào hoạt động.
Chiều 15/7, Sở Công thương tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình hoạt động của ngành 6 tháng đầu năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Thời gian qua, huyện Đăk Tô tích cực xây dựng, phát triển các chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tạo nhiều điều kiện để hội viên nông dân có cơ hội liên kết, phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình nông dân, góp phần phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.
Theo kế hoạch, Phiên chợ nông sản sạch năm 2022 được huyện Đăk Hà tổ chức trong 2 ngày (16-17/7/2022). Thời điểm hiện tại, các xã, thị trấn và các chủ thể tham gia phiên chợ đang tích cực chuẩn bị các sản phẩm tham gia trưng bày, quảng bá tại phiên chợ.
Được chính quyền xã vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển rừng, trong đó chú trọng phát triển cây dược liệu sơn tra, người dân xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) đã tự ươm giống cây sơn tra.
Có không ít nông dân e ngại, không mấy ủng hộ việc dồn đổi, tích tụ ruộng đất để hình thành cánh đồng lớn, nhưng có rất nhiều người mong đẩy nhanh tiến trình, vì nhìn thấy lợi ích và cơ hội vươn lên.
Không dễ xây dựng nhà lưới, nhà màng vì chi phí đầu tư cao, song sử dụng màng (bạt) phủ luống để trồng trọt là cách ai cũng có thể áp dụng, nhằm mang lại hiệu quả cho sản xuất, nhất là trong mùa mưa.
Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được tin tưởng đem lại động lực mới thúc đẩy tam nông phát triển lên tầm cao mới.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), hợp tác xã (HTX), đặc biệt là HTX nông nghiệp không chỉ có vai trò hết sức quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, liên kết sản xuất, bao tiêu nông sản, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn...
Là 1 trong 3 địa phương của thành phố Kon Tum đặt mục tiêu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2022, vì vậy, xã Đăk Rơ Wa đã và đang tích cực phối hợp với các đơn vị, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các tiêu chí chưa đạt chuẩn, phấn đấu cán đích đúng hẹn.
Bệnh hại trên cây sâm Ngọc Linh hiện đã lan rộng, gây thiệt hại rất lớn về về kinh tế, đặc biệt đối với các hộ DTTS nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trước thiệt hại của người dân, tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI (tổ chức ngày 6/7/2022), đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang đã "truy" trách nhiệm đối với ngành chức năng.
Bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 lấp lánh những gam màu sáng, khi nhiều nhóm ngành tăng trưởng ấn tượng. Có thể thấy, sự quyết tâm và những chỉ đạo, điều hành kịp thời, hợp lý, linh hoạt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã để lại dấu ấn rõ nét.
Trong số các sản phẩm OCOP được công nhận theo Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 11/1/2021 của UBND tỉnh, lần đầu tiên, có các sản phẩm trái cây trồng trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá, phân hạng từ Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), trái cây được xếp vào “Bộ rau, củ, quả, hạt tươi” trong số 9 bộ sản phẩm.
Trong 2 ngày (7-8/7), hơn 4.750 thí sinh trên địa bàn tỉnh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại 12 điểm thi ở 8 huyện và thành phố Kon Tum. Để đảm bảo cấp điện ổn định và an toàn trong những ngày diễn ra kỳ thi, Công ty Điện lực Kon Tum đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai giải pháp cải tạo lưới điện, nâng cấp các trạm biến áp. Đồng thời, tích cực tuyên truyền khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả để đảm bảo cấp điện liên tục cho các điểm thi.
Mặc dù được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vẫn chưa đạt so với yêu cầu đề ra. Vì vậy, tỉnh đã và đang đôn đốc, thúc đẩy các đơn vị triển khai giải pháp quyết liệt hơn trong công tác xây dựng dự án và nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để giải ngân nguồn vốn đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế, hoàn thành các mục tiêu của tỉnh đề ra trong năm 2022.
Sáng 5/7, tại xã Măng Ri, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Lễ phát động trồng rừng năm 2022 từ nguồn 1 triệu cây thông do Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum tài trợ.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.