Việc triển khai các mô hình chăn nuôi theo hình thức công nghiệp là hướng đi để ngành chăn nuôi phát triển và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Thu hút đầu tư vừa là nhiệm vụ, mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế bền vững các địa phương. Để có thể tạo sức hút thực sự trong lĩnh vực này, tỉnh Kon Tum không chỉ đảm bảo thực hiện ở mức cao nhất các quy định của Trung ương, mà còn linh hoạt vận dụng cơ chế ưu đãi đặc thù để kêu gọi, chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào địa bàn.
Cuối năm 2017, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên tỉnh phối hợp với Huyện đoàn Kon Rẫy tổ chức Chương trình Học tập mô hình sản xuất kinh doanh và kinh nghiệm khởi nghiệp năm 2017 tại mô hình chế biến dược liệu của anh Bền Chí Thịnh sinh năm 1987, trú tại thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy.
Với ý tưởng chế biến mủ nước cao su thành mủ tờ xông khói, tạo ra khối lượng sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, 4 thanh niên nông dân trên địa bàn huyện Đăk Hà đã hợp sức, cùng nhau xây dựng cơ sở sơ chế mủ cao su tại thôn Hải Nguyên (xã Hà Mòn). Đến nay, cơ sở đang trong quá trình hoàn thiện, đến cuối tháng 4 sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Tháng ba mùa con ong đi lấy mật, trên các khu rừng gió cuồn cuộn thổi. Cái nắng hừng hực cùng với gió cuốn làm cho thảm thực bì ở các khu rừng khô khốc. Ven rừng, người dân đang bắt đầu phát đốt nương rẫy. Tập trung bảo vệ rừng là vấn đề quan trọng hiện nay.
Để thực hiện lộ trình xoá bỏ lò gạch thủ công, khuyến khích sản xuất và sử dụng gạch không nung, những năm qua, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người dân thực hiện mục tiêu này.
Chiều 20/3, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Kon Tum (Agribank Kon Tum) tổ chức Hội nghị kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (26/3/1988 – 26/3/2018).
Đạt chuẩn nông thôn mới thật sự là niềm tự hào lớn lao, bởi đây là kết quả của một quá trình nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi. Nhưng sau đó là hành trình mới: giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, nhất là các tiêu chí dễ biến động. Thực tế cho thấy, đây là thách thức không nhỏ đối với bất cứ xã nông thôn mới nào…
Những năm qua, thành phố Kon Tum đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Ngày 16/3/1975 tỉnh Kon Tum được giải phóng. Suốt 43 năm qua Đảng bộ, chính quyền, quân và dân địa phương không ngừng nỗ lực vươn lên đạt nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Trong sự phát triển của Kon Tum hôm nay có sự đóng góp trí tuệ, công sức và cả mồ hôi xương máu của những người lính mà cách đây 43 năm họ vừa bước ra từ bom đạn chiến tranh.
Cùng với các loại cây dược liệu, cây cà phê cũng được huyện Tu Mơ Rông chọn làm cây trồng chủ lực để giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững…
Hiện nay, thời tiết đã chuyển sang nắng nóng. Vì thế, các cửa hàng kinh doanh điện máy đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng; người dân cũng rục rịch mua sắm những thiết bị điện phục vụ mùa nắng nóng khiến thị trường hàng hoá này trở nên sôi động.
Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực của tỉnh, thu hút đầu tư vào địa bàn đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Năm 2018, tín hiệu khởi sắc trong lĩnh vực được đặc biệt quan tâm này cho chúng ta thêm niềm tin vào khả năng khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có.
Để khai thác tiềm năng, thế mạnh về thổ nhưỡng, khí hậu đưa nông nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Kon Plông đã có chủ trương thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực giai đoạn 2017 – 2020. Tuy mới bắt tay vào thực hiện, nhưng bước đầu huyện đã đạt được những kết quả đáng kể.
Nhận thức tầm quan trọng của kinh tế tập thể, những năm gần đây, Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển. Tình hình kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kinh tế mặc dù đã có sự phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh, vì vậy, huyện Đăk Tô tiếp tục triển khai vận động nhân dân tập trung phát huy thế mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống…
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Kon Rẫy đã huy động tổng lực các mặt tham gia vào xây dựng nông thôn mới. Mặc dù nguồn vốn xây dựng nông thôn mới có hạn, nhưng với việc huy động các nguồn lực thực hiện các mục tiêu đột phá xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, việc xây dựng nông thôn mới ở huyện có những bước chuyển tích cực.
Trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất vừa qua, các hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra tương đối sôi động; hoạt động xuất nhập khẩu cũng khá nhộn nhịp. Kéo theo đó là tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại trở nên phức tạp khiến ngành chức năng phải đau đầu, người tiêu dùng ngao ngán.
Sau hơn 6 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, diện mạo xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông) đã và đang thay đổi từng ngày, đời sống người dân được cải thiện hơn trước. Tuy nhiên, với một xã nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, hành trình xây dựng nông thôn mới của Đăk Tăng vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Xác định chăn nuôi là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Kon Plông luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đàn gia súc và phát triển đàn gia cầm. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống giúp người dân phát triển kinh tế gia đình.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.