Trước khi Hiệp định thương mại hàng hóa các quốc gia Đông Nam Á (ATIGA) có hiệu lực, các nhà máy đường ở Tây Nguyên đã có một khoảng thời gian dài chuẩn bị cho tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, sự vào cuộc chậm từ các doanh nghiệp đã khiến nhà máy và người dân lo lắng từng ngày. Sau vài tháng hội nhập, ngành mía đường trong khu vực vẫn đang loay hoay tìm lối trước áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu.
Chiều 26/4, Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Tổ công tác tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động khai thác tại 2 điểm mỏ cát ở làng Lung (xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy) do Công ty Cổ phần Trường Nhật được cấp phép...
Với sự huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc và thông qua các biện pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là ở các vùng rừng trọng điểm, vùng rừng có nguy cơ cao, huyện Kon Rẫy đang góp phần bảo vệ có hiệu quả sự bình yên cho những khu rừng.
Dù những cái tên Măng Cành, Hiếu (Kon Plông), Ia Tơi (Ia H'Drai), Đăk Hà (Tu Mơ Rông), Đăk Nông (Ngọc Hồi)... vẫn làm những người có trách nhiệm lo lắng, nhưng không thể phủ nhận rằng, nỗ lực ngăn chặn việc lấn chiếm rừng làm nương rẫy của chính quyền, ngành chức năng và chủ rừng đã và đang phát huy hiệu quả...
Được tạo thuận lợi để triển khai các dự án thông qua việc giao đất, cho thuê đất với diện tích lớn, nhưng không ít tổ chức, doanh nghiệp lại bỏ hoang, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tuy nhiên, rất có thể tình trạng trên sẽ chấm dứt khi chính quyền và ngành chức năng đã phát đi thông điệp mạnh mẽ...
Sau 10 tháng hoạt động, Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của Chi hội phụ nữ khối 1, thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) đã đem lại hiệu quả, giúp các thành viên có thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng.
Khoai lang tím Nhật Bản thơm ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao và được đưa vào trồng khảo nghiệm ở tỉnh ta trong thời gian gần đây. Qua kết quả hỗ trợ cho nông dân xã Đoàn Kết (thành phố Kon Tum) và xã Đăk La (huyện Đăk Hà) trồng khoai lang Nhật Bản trong vụ đông-xuân 2017-2018, giống khoai lang này được đánh giá khá cao.
Góp phần lập lại trật tự đô thị, văn minh đô thị theo chủ trương của thành phố, mới đây, các hộ kinh doanh buôn bán tại chợ Võ Lâm (tổ dân phố 7, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) thống nhất góp tiền để sửa chữa, nâng cấp lại chợ cho sạch - đẹp; đồng thời bố trí, sắp xếp các gian hàng bên trong phù hợp, tạo mỹ quan cho khu chợ.
Do bệnh chổi rồng gây hại trên cây mỳ trên diện rộng nên khả năng cung ứng nguồn giống phục vụ trồng mới thiếu hụt nghiêm trọng, UBND huyện Đăk Tô đã đề nghị UBND tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh xem xét, hỗ trợ giống mỳ phục vụ trồng mới 710ha.
Văn phòng UBND tỉnh vừa ban hành văn bản 919/VP-UBND truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa yêu cầu Sở NN&PTNT và UBND huyện Đăk Tô khẩn trương hướng dẫn người dân biện pháp phòng, chống bệnh chổi rồng trên cây mỳ tại huyện Đăk Tô.
Năm 2018 được chọn làm điểm trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương, vì vậy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kon Đào (huyện Đăk Tô) đang nỗ lực, tập trung xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới như kế hoạch.
Thời tiết nắng nóng những ngày qua khiến cho thị trường trái cây và dịch vụ giải khát trở nên nhộn nhịp hơn. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao khiến nhiều mặt hàng trái cây tăng giá đột biến, các cửa hàng kinh doanh đồ giải khát, quán chè cũng trở nên đắt khách.
Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ có tính chiến lược, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Đăk Cấm (thành phố Kon Tum) huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc và vận động người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Cả nghìn héc ta mì của người dân ở Đăk Tô bị nhiễm bệnh chổi rồng nên các hộ vội vã thu hoạch để “gỡ gạc” chút vốn. Nhưng điều quan trọng là hàng trăm héc ta giống chuẩn bị cho vụ sau cũng bị nhiễm bệnh làm người dân lúng túng chưa biết lấy giống ở đâu để thay thế…
Hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh bắt đầu bước vào vụ khai thác mủ cao su mới. Điều đáng mừng là giá mủ đang ở ngưỡng tương đối cao giúp người dân phấn khởi để bước vào vụ mới.
Gần 2 năm nay, nhiều dự án rau hoa xứ lạnh được “khởi động” tại vùng đất Măng Đen (huyện Kon Plông). Cà chua cherry (giống cà chua Nhật) của Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen là một trong những dự án quy mô, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh được triển khai tại đây. Với quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, cà chua cherry bước đầu được thị trường ưu tiên lựa chọn.
Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp”, các shop quần áo thời trang mở nhiều như “nấm mọc sau mưa”; khách hàng có thêm sự lựa chọn; hoạt động thương mại, dịch vụ thêm sôi động, phong phú. Thế nhưng, trên cùng một mặt phố, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”, có shop khách đông bán không kịp, shop thì “vắng như chùa bà Đanh”...
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đăk Tô có 407ha mì bị bệnh chổi rồng gây hại tập trung tại 4 xã, thị trấn; trong đó, bị nhiều nhất là xã Pô Kô với 140ha, xã Kon Đào 100ha, xã Tân Cảnh 117ha và thị trấn Đăk Tô 30 ha.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.