Ngành gỗ trong năm 2017 có những đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh với trên 135 triệu USD, đặc biệt là mặt hàng bàn ghế bằng gỗ. Việc mở rộng thị trường gắn với cam kết hợp tác quốc tế đang giúp các doanh nghiệp gỗ trong tỉnh có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế...
Quy định về niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết đã có từ lâu, thế nhưng, đến nay tại các chợ trên địa bàn tỉnh điều này vẫn chưa được thực hiện tốt. Việc các tiểu thương tìm cách phớt lờ quy định này khiến công tác quản lý giá gặp không ít khó khăn, người tiêu dùng rất dễ bị “hớ” khi mua hàng hoá.
Trong lúc vụ mía năm 2018 đang vào chính vụ, người trồng mía và Công ty CP Đường Kon Tum đối mặt với bài toán khó trước áp lực canh tranh từ đường nhập khẩu. Hàng loạt nhà máy đường trong cả nước tồn kho khiến người trồng mía Kon Tum lo lắng.
Để góp phần bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng, Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy tham mưu Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các lực lượng chủ động phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ rừng. Việc này đã góp phần hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm lâm luật xảy ra trên địa bàn.
Lợi dụng sự tin tưởng của người dân dành cho hàng Việt, thời gian gần đây, một số người kinh doanh bất chính đã đưa ra thị trường những mặt hàng “rởm”, hàng kém chất lượng, hàng trôi nổi, song lại ngang nhiên gắn cho những sản phẩm này danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Điều này đã gây lo lắng, hoang mang cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp chân chính.
“Người Xơ Đăng đã làm được cánh đồng lớn rồi. Cuộc sống giờ no ấm, khỏe mạnh hơn xưa. Hy vọng sẽ có nhiều người góp đất cùng nhau xây dựng các cánh đồng mẫu lớn để đem lại ấm no cho thôn làng” - A Đế ở làng Kon Vi Vàng xã Đăk Tờ Lùng hồ hởi khoe với chúng tôi về thành quả lao động 1 năm qua của làng mình.
Sau tết, đa phần các cơ sở kinh doanh hàng hoá đều đã mở cửa buôn bán trở lại. Riêng các cơ sở kinh doanh thời trang, mỹ phẩm, mới chỉ có một số ít nơi mở cửa bán hàng, còn phần nhiều vẫn đóng cửa im lìm, lượng khách hàng mua sắm cũng rất thưa thớt.
Ngày 28/2 là hạn cuối các nhà mạng được khuyến mãi đến 50% giá trị thẻ nạp với thuê bao trả trước nên người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum tranh thủ đi mua thẻ nạp. Vì thế, các cửa hàng bán thẻ cho các nhà mạng cũng đạt doanh thu cao hơn gấp bội so với ngày thường…
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Brâu ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi có nhiều đổi thay tích cực. Từ chỗ chỉ trồng lúa, trồng mì, đến nay, hầu hết các gia đình người Brâu đều đã chuyển đổi trồng cao su, cà phê, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo.
Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi về xã Xốp, huyện Đăk Glei để được tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt của vùng căn cứ cách mạng. Sắc xuân nơi xã Xốp hiện ra với màu trắng của hoa cà phê, sắc tím của hoa dại nổi bật trên những sườn núi, và đặc biệt hơn là trang phục sắc màu của những thiếu nữ Giẻ Triêng.
Bằng việc huy động các nguồn lực và phát huy sức dân xây dựng nông thôn mới, nông thôn xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) có nhiều đổi thay và đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Không nhớ bắt đầu từ khi nào, nhưng nhiều năm rồi, tôi vẫn giữ được thú vui nho nhỏ của mình là xuất hành năm mới bằng một chuyến lang thang nhiều nơi để nghe, để ngắm chuyện làm ăn của "thiên hạ". Thích nhất là sà vào một bếp lửa nào đó, háo hức nghe lỏm chủ nhà và khách bàn chuyện thoát nghèo, làm giàu...
Những ngày đầu xuân này, bà con các thôn, làng của xã Đăk Năng (thành phố Kon Tum) hăng hái giải phóng mặt bằng, góp công, góp của làm giao thông nông thôn; không khí rộn ràng như ngày hội. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”, mỗi mùa xuân sang, những con đường nông thôn mới lại được mở ra góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của Đăk Năng ngày càng phát triển.
Sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất, trên địa bàn tỉnh, thị trường hàng hoá, nhất là thực phẩm, rau xanh không xảy ra tình trạng khan hiếm, sốt giá như những năm trước. Tại các chợ, siêu thị, nguồn cung hàng hoá tương đối dồi dào, giá cả ổn định, nhưng sức mua vẫn còn thấp.
Bắt đầu từ ngày mùng 6 Tết, người dân vùng chuyên canh cà phê Đăk Hà rộn rã bắt tay vào tưới đợt 2 cho cà phê. Từ sáng sớm, nhiều nơi đã nghe tiếng máy nổ giòn giã, đã thấy những màn nước phun từ cột béc trắng xóa cả một vạt đồi...
Theo thông tin từ Sở Công thương, tính đến hết ngày 22/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), 78,6% lượng hàng hoá của các doanh nghiệp tham gia dự trữ trong chương trình bình ổn thị trường dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đã được bán ra.
Với sự đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray được công nhận là di sản thiên nhiên ASEAN. Để bảo vệ tốt di sản thiên nhiên này, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray triển khai nhiều hoạt động tăng cường giao khoán, tạo sinh kế cho người dân vùng đệm; cứu hộ động, thực vật rừng.
Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh, cùng với cà phê catimor, cà phê chè TN1 xác lập vị thế cây trồng có giá trị kinh tế cho các xã ở vùng Đông Trường Sơn, giúp người dân giảm nghèo và nâng cao đời sống.
Thực hiện những chủ trương, chính sách trong sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh tiếp tục tạo sự chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện.
Không ít người đã rời xa phố thị phồn hoa để về với đại ngàn Măng Đen hùng vĩ. Có người cho họ là “dở hơi” khi không ít người mơ ước, thậm chí tìm đủ cách để về thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, làm việc. Ấy vậy mà họ lại “bỏ phố lên rừng” gắn bó với Măng Đen. Và cùng với người dân địa phương, họ đang góp phần thổi luồng sinh khí mới cùng Măng Đen cất cánh…
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.